Kỳ họp HĐND TP.HCM chính thức khai mạc

Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa IX đã chính thức khai mạc nhằm đánh giá lại tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2019 và quyết định một số vấn đề quan trọng.
Sputnik

TP.HCM cần tập trung thực hiện Nghị quyết 54

Sáng 7/12, HĐND TP.HCM khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) đã khai mạc kỳ họp thứ 17. 

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, cho biết năm 2019, TP.HCM đã đạt được những kết quả khả quan về kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh tế Thành phố tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.

TP.HCM có Tân Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân

Môi trường đầu tư được cải thiện, quy hoạch chỉnh trang đô thị có chuyển biến tốt hơn. Chủ đề năm 2019 về cải cách hành chính tạo được chuyển biến hiệu quả, mang lại sự hài lòng nhiều hơn của người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều thách thức, tồn tại. “Cải cách hành chính chưa đồng bộ, có lĩnh vực còn chậm. Việc thực hiện Nghị quyết 54 có nội dung chưa được như mong muốn, ngập nước chưa khắc phục triệt để, vi phạm trật tự xây dựng còn tồn tại, nhất là ở những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh. An toàn trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp, tội phạm về ma túy, xâm hại tình dục… vẫn tồn tại”, - bà Lệ nói.

Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá việc triển khai quyết liệt Quy định 1374 của Ban Thường vụ Thành ủy đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Hai năm qua, thành phố xem xét dấu hiệu vi phạm và xử lý khiển trách đối với 6 tổ chức đảng, kỷ luật 244 đảng viên, kỷ luật 204 trường hợp về mặt chính quyền. Việc triển khai chỉ thị 23 về trật tự xây dựng, xử lý công trình không phép, trái phép tạo được sự hưởng ứng cao của người dân.

Ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém như người dân chưa hài lòng về cải cách hành chính ở một số lĩnh vực, 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng chậm, môi trường đầu tư kinh doanh chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Kỳ họp HĐND TP.HCM chính thức khai mạc

Theo ông Nhân, năm 2020, thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong đó, thành phố tập trung thực hiện Nghị quyết 54, triển khai đề án đô thị thông minh, khu đô thị sáng tạo phía Đông và mô hình chính quyền đô thị.

Đề án sữa học đường và việc tăng giá dịch vụ y tế ngoài bảo hiểm

UBND thành phố đề xuất tiếp tục triển khai cho trẻ em mẫu giáo và học sinh lớp 1 ở quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh được uống sữa trong học kỳ hai năm học 2019-2020. Bởi tính từ thời điểm triển khai đề án, học sinh mới uống sữa được 2 tháng, chưa đủ để đánh giá hiệu quả.

Về giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở của Nhà nước thuộc ngành y tế thành phố, UBND thành phố đề nghị HĐND cho áp dụng 100% mức tối đa khung giá được quy định theo Thông tư 37/2018 của Bộ Y tế đã được bổ sung, sửa đổi từ tháng 7 năm nay.

Chủ tịch TP.HCM chấp thuận cho ông Lê Nguyễn Minh Quang thôi việc

Tỷ lệ ngân sách giữ lại của TP.HCM thấp nhất thế giới

Bên lề kỳ họp thứ 17, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có những chia sẻ với báo chí liên quan đến tỷ lệ điều tiết ngân sách của Trung ương cho thành phố.

Theo ông Phong, TP.HCM đang là thành phố có tỷ lệ ngân sách được giữ lại thấp nhất trên thế giới. Khảo sát các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ phân chia ngân sách trên thế giới mà một TP thuộc siêu đô thị như TP.HCM được giữ lại thấp nhất là 30% (một thành phố của Nhật Bản), cao nhất là 60% (một thành phố của Na Uy).

“Việc giữ lại tỷ lệ ngân sách thấp khiến TP.HCM gặp khó khăn cho đầu tư phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, hiện tại muốn quay về mức 33% của năm 2003 thì cần có lộ trình”, - Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.

Hiện, quy mô kinh tế thành phố ngày càng lớn. Năm 2019, quy mô kinh tế thành phố là khoảng 60 tỷ USD. 

Kỳ họp HĐND TP.HCM chính thức khai mạc

Tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ Đại biểu Quốc hội TP mới đây, cử tri quận 2 phản ánh rằng, hiện tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại chỉ là 18%. Với tỷ lệ thấp như trên, thành phố gặp khó khăn trong chăm lo đời sống người dân và chi cho đầu tư phát triển. 

Trả lời ý kiến cử tri, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết, thành phố đang làm các nội dung để báo cáo Ban Kinh tế Trung ương và các bộ ngành liên quan để chuẩn bị cho năm tài khóa mới.

TP.HCM họp bất thường bầu thêm 2 Phó Chủ tịch
“Hiện thành phố được giữ lại 18%. Thành phố sẽ kiến nghị Trung ương xem xét tạo điều kiện cho thành phố có đủ tiềm lực chi đầu tư phát triển, chăm lo cho đời sống người dân”, - ông Khuê nói.

Trước đó, ngày 26/11, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo thành phố “triển khai xây dựng đề cương chi tiết đề xuất tiến độ tăng tỷ lệ để lại tổng thu ngân sách cho TP từ 18 lên 33%, theo lộ trình 10 năm”.

Theo đó, TP.HCM có kiến nghị Trung ương tăng tỷ lệ điều tiết phần giữ lại cho thành phố như sau: từ 2018-2020, tỷ lệ điều tiết là giữ nguyên 18% (mức này Quốc hội đã duyệt); giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ là 24%, tăng 6%; giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ là 33%, tăng 9% trong 5 năm và bằng mức điều tiết so với năm 2003.

Thảo luận