Quan hệ đối tác với Nga - lựa chọn chiến lược của Việt Nam

Lời tuyên bố của một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn như bà Nguyễn Thị Kim Ngân được nói lên trong bối cảnh tình hình quốc tế khó lường tái khẳng định rằng, quan hệ đối tác với Nga là lựa chọn chiến lược của Việt Nam.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg, bình luận về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với người dân Nga, Việt Nam không chỉ là một trong những đối tác mà là đối tác được yêu thích nhất

Tại các cuộc hội kiến, chào mừng Chủ tịch Quộc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, các nhà lãnh đạo Nga: Thủ tướng Medvedev, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga và Tổng thống Cộng hòa Tartastan (Liên bang Nga) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Việt Nam. Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin nói rất đúng rằng, đối với người dân Nga, Việt Nam không chỉ là một trong những đối tác mà là đối tác được yêu thích nhất.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Đối tác với Nga là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chủ quyền phải được bảo vệ vững chắc

Giáo sư Kolotov đặc biệt chú ý đến tuyên bố của bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng, Việt Nam đánh giá cao lập trường của Nga trong vấn đề Biển Ðông, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Và các công ty Nga thăm dò và khai thác dầu mỏ trên thềm lục địa Việt Nam đang hoạt động chỉ trong các khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Giáo sư Kolotov nói: "Về mặt này, không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian chuyến thăm Nga, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Cộng hòa Tatarstan, một trong những trung tâm sản xuất thiết bị quân sự lớn nhất của Nga. Để bảo vệ an ninh khu vực trong bối cảnh tình hình quốc tế khó lường, Việt Nam không thể không nâng cấp vũ khí. Và trong danh mục sản phẩm của Tatarstan có cả xe tải Kamaz, trực thăng Mi-17 và tàu khu trục Gepard. Bốn tàu khu trục tên lửa Gepard đã được chuyển giao cho Việt Nam từ năm 2011, và phía Việt Nam bày tỏ mong muốn mua thêm 2 tàu lớp này".

Cơ cấu hợp tác mới

Giáo sư Kolotov cũng lưu ý rằng, trong thời gian chuyến thăm Nga của bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiến hành phiên họp đầu tiên của cơ chế hợp tác mới của hai nước - Ủy ban hợp tác Liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Liên bang Nga. Hai bên đều đồng ý rằng, Ủy ban sẽ giám sát quá trình phối hợp các thỏa thuận song phương được phát triển trước đó. Đặc biệt, quan tâm, thúc đẩy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực, nhập cảnh của công dân Việt Nam vào Nga; cũng như về tuyển chọn có tổ chức công dân Việt Nam sang làm việc trên lãnh thổ Nga. Nhân tiện, đây là lần đầu tiên vấn đề này được đặt ra tại cuộc gặp Nga-Việt cấp cao như vậy.

Ông Medvedev đề nghị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thảo luận về sự tương tác của hai nước
Giáo sư Kolotov nói: “Tôi rất vui mừng thấy rằng, quá trình triển khai dịch vụ thẻ MIR tại Việt Nam không còn “giậm chân tại chỗ”. Một số ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành kết nối kỹ thuật để chủ thẻ MIR – thẻ nội địa mang thương hiệu quốc gia của Liên Bang Nga có thể sử dụng thẻ để mua sắm, thanh toán tại Việt Nam. Tôi biết rằng, các công việc đang được tiến hành để triển khai dịch vụ thẻ Việt Nam tại LB Nga".
Chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia sẽ giúp tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương

Tại các cuộc gặp ở Matxcơva, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lên tới hơn 100 tỷ USD, với Hoa Kỳ và Hàn Quốc - khoảng 60-65 tỷ USD. Còn kim ngạch thương mại với Nga năm ngoái đạt con số 6,1 tỷ USD, và trong 9 tháng đầu năm nay - chỉ có 3,4 tỷ USD. Chủ tịch Viện Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin cũng phải thừa nhận rằng, năm nay chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga. Ông chủ trương phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân của sự sụt giảm và làm mọi cách để mối quan hệ thương mại Nga-Việt nâng lên một tầm cao mới của sự gắn bó hai nước.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, TS Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nói lên ý kiến về nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm trong kim ngạch thương mại:

Quan hệ đối tác Nga-Việt: lựa chọn chiến lược trong bối cảnh các mối đe dọa trên thế giới
“Theo tôi, không có nguyên nhân nghiêm trọng nào khác ngoài việc các lệnh trừng phạt chống lại Nga của phương Tây đã gây ảnh hưởng với Việt Nam. Theo tất cả các đấu hiệu, các công ty Việt Nam không thể hoặc không muốn thanh toán với Nga bằng đô la vì các giao dịch phải thanh toán qua ngân hàng ở các nước thứ ba, và đây thường là các ngân hàng Hoa Kỳ. Chừng nào mà các biện pháp trừng phạt vẫn còn được duy trì thì kim ngạch thương mại sẽ giảm. Chỉ có một cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này - chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia (đồng rúp và VNĐ) trong các giao dịch giữa hai nước để bỏ qua ngân hàng của các nước thứ ba. Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin đã nói về vấn đề này tại cuộc gặp với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông lưu ý rằng, để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là phải áp dụng khung pháp lý cần thiết”.

Những người tham gia cuộc họp nhất trí rằng vấn đề này sẽ được thảo luận tại phiên họp lần thứ hai của Ủy ban hợp tác Liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Liên bang Nga được tổ chức tại Việt Nam.

Thảo luận