Áp thuế 456%, Mỹ hành xử “không đẹp”

Việt Nam đồng quan điểm với Mỹ và các nước trên thế giới về chống gian lận thương mại. Nhưng Việt Nam cũng kiên quyết phản đối bất kỳ sự lạm dụng nguyên tắc chống gian lận thương mại để đơn phương dựng hàng rào thuế quan trái với nguyên tắc tư do thương mại của WTO mà Mỹ là một thành viên.
Sputnik

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 16.12 đã ban hành lệnh áp thuế cuối cùng lên mức cao nhất 456% đối với một số sản phẩm thép được sản xuất tại Hàn Quốc hoặc Đài Loan rồi chuyển đến Việt Nam để gia công, chế biến sơ, sau đó lại xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Quyết định của DOC được đánh giá là mang tính logic và có thể đoán trước

Động thái của Mỹ đã được dự báo từ trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang leo thang. Theo quan điểm của Mỹ thì không chỉ các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ có xuất xứ Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế cao mà cả những mặt hàng của các nước khác nhập khẩu vào Mỹ nhưng có sử dụng nguyên phụ liệu có xuất xứ Trung Quốc cũng sẽ bị áp thuế cao. Thậm chí là cấm nhập khẩu.

Mỹ chính thức áp thuế 456% lên một số sản phẩm thép nhập từ Việt Nam

Việt Nam là quốc gia sản xuất thép thành phẩm rất lớn ở khu vực Đông Nam Á nhờ liên doanh với các nước như Australia, Hàn Quốc, Italia.v.v… Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các liên doanh này đều sử dụng phần lớn nguyên liệu đầu vào của mình là thép phôi có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngay cả các doanh nghiệp sản xuất các loại thép hình (cốt thép vằn, thép ống tròn và chữ nhật, thép hình L, I, H…) của Việt Nam để tiêu thụ trong nội địa cũng phần lớn là sử dụng nguyên liệu từ phía Trung Quốc. Ngoài ra một số sản phẩm thép cán nguội khác của Việt Nam cũng sử dụng nguyên liệu từ thép phôi được chế biến tại Hàn Quốc và Đài Loan.

“Chuyện thép Hàn, Taiwan hay Trung Quốc qua Việt Nam sơ chế rồi xuất khẩu đã bị nghi ngờ từ lâu, nhất là khi Chiến tranh thương mại (Trade War) bắt đầu. Việc Việt Nam tăng vọt xuất khẩu loại thép này là dấu hiệu đáng quan tâm từ lâu. Hơn nữa, không chỉ có thép là các mặt hành khác đang bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu cao từ các nước này hay nước khác để chống phá giá cũng có thể đang bị soi. Để tránh ảnh hưởng Việt Nam cần minh bạch hoá, kiểm soát kỹ hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu để tránh vạ lây sang các mặt hàng vô tội khác. Đồng thời phối hợp với bên Mỹ làm rõ các vấn đề”, - Một chuyên gia kinh tế và tài chính nổi tiếng của Việt Nam bình luận với Sputnik.

Động thái của DOC có ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt-Mỹ?

Trong số các sản phẩm thép của Việt Nam bị Mỹ áp thuế 456% như thép không gỉ (CORE) và thép cán nguội (CRS) thì thép cán nguội là mặt hàng được xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn cả.

“Tuy nhiên, thị trường Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu thép từ Việt Nam sang Mỹ chiếm không quá 5% tổng cán cân thương mại giữ hai nước. Do đó, việc Bộ Tài chính Mỹ áp thuế 456% đối với hai sản phẩm thép của Việt Nam hầu như không ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam”, - Nhà phân tích các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Cùng với “địa chấn”, Mỹ không áp thuế thép Việt Nam dùng nguyên liệu trong nước
Mặt khác, Việt Nam vừa có Hiệp định FTA với EU. Đây là một thị trường tiêu thụ các loại thép cán nguội và thép không rỉ lớn hơn Mỹ rất nhiều. Vì vậy, Việt Nam có thể bù đắp được thiệt hại do Mỹ áp đặt mức cao nhất thuế nhập khẩu théo từ Việt Nam. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất thép thành phẩm ở Việt Nam như liên doanh thép Việt-Hàn, liên doanh thép Việt-Úc, liên doanh thép Việt-Ý, liên doanh thép Việt-Đài.v.v… đang tích cực khai thác các nguồn nguyên liệu thép phôi từ Ấn Độ và một số nước khác thay thế cho nguồn nguyên liệu thép phôi từ Trung Quốc. Vì vậy, việc Mỹ áp đạt mức thuế nhập khẩu thép không rỉ (CORE) và thép cán nguội (CRS) của Việt Nam (giống như một số nước khác) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại giữa hai nước.

Cho dù vậy, thì theo một số chuyên gia, động thái của DOC có thể tạo nguy cơ cho  các mặt hàng khác, thậm chí cả nền kinh tế Việt Nam.

“Còn một chuyện lơ lửng khác là bị quy là quốc gia thao túng (manipulator) tiền tệ. Khi ấy thì các mặt hành xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam vào Mỹ sẽ bị đánh thuế cao và ảnh hưởng ghê gớm đến nền kinh tế. Do vậy, theo tôi, cần có các hoạt động ngoại giao cùng với việc tăng nhập khẩu từ Mỹ để thâm hụt thương mại ko quá cao. Cân tính toán kỹ để làm sao không bị văng mảnh bởi Trade War cũng như cân bằng lợi ích. Ngoại giao - Chính trị - Kinh tế phải cùng nhau”, - Một chuyên gia kinh tế và tài chính nổi tiếng từ thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Cách hành xử “không đẹp” trong quan hệ thương mại thế giới của Mỹ

Bị Trump nghi ngờ và Mỹ đánh thuế 456%, ngành thép Việt Nam có bị đe dọa?
Xét về pháp lý quốc tế thì hành động áp thuế ở mức 456% đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam và những nước khác trên thế giới là sự vi phạm nghiêm trọng Hiệp định tự do thương mại thế giới của tổ chức WTO mà Mỹ là một trong các thành viên.

“Tôi cho rằng, đây là một cách hành xử “không đẹp” trong quan hệ thương mại thế giới, bởi Việt Nam đã tuyên bố với cả thế giới rằng, Việt Nam sẵn sàng cho cuộc chiến chống lại tất cả các hành vi gian lận thương mại, đã “Cảnh báo, khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước về việc các cơ quan điều tra của các nước nhập khẩu có thể thay đổi, ra các quy định khắt khe hơn về phòng vệ thương mại, để các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược kinh doanh phù hợp, chuyển sang dùng các nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc các nguồn khác” như lời khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tháng 7-2019”, - Nhà phân tích các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Việt Nam đồng quan điểm với Mỹ và các nước trên thế giới về chống gian lận thương mại. Nhưng Việt Nam cũng kiên quyết phản đối bất kỳ sự lạm dụng nguyên tắc chống gian lận thương mại để đơn phương dựng hàng rào thuế quan trái với nguyên tắc tư do thương mại đã được nhất trí tại Tổ chức thương mại thế giới WTO mà Mỹ là một thành viên.

Thảo luận