Các chuyên viên từ các “trung tâm trí tuệ” Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc cho biết trong các phỏng vấn của Sputnik, thực hiện trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc ngày 23, 24 tháng 12 tại Trung Quốc.
Cuộc họp ba bên sẽ được tổ chức với sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Một số gặp gỡ song phương cũng đã được chính thức xác nhận. Đây là những cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như các cuộc đối thoại trực tiếp giữa Moon Jae In và Shinzo Abe.
«Đây là một sự kiện rất kịp thời, để các quốc gia trong khu vực sẵn sàng củng cố, hòa nhập, phối hợp các nỗ lực của họ», chuyên gia RISI Mikhail Belyaev nói:
«Hiện thời có liên quan đến kinh tế, nhưng cũng vì lý do chính trị. Câu hỏi đặt ra là: hoặc các nước châu Á thống nhất nỗ lực, hoặc chịu khuất phục trước sức ép ngày càng tăng của Mỹ. Tại hội nghị, các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Hàn Quốc dễ nhận thấy, lập trường của họ về một số vấn đề gần gũi nhau hơn. Một chút khác biệt trong tam giác này là Nhật Bản, vẫn khá khó khăn để thoát khỏi ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hoa Kỳ. Nhật Bản, cuối cùng phải quyết định kết nối triển vọng và chiến lược của mình với ai. Tất nhiên, điều này không có nghĩa phải cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng xu hướng nên được nhận thấy».
Chuyên gia Mikhail Belyaev chờ đợi tại hội nghị thượng đỉnh này, ba nước sẽ nỗ lực tuyên bố tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại tự do và không chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ. Ông cũng hy vọng bộ ba sẽ thống nhất quan điểm về vai trò mới của các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế sau cải cách, chủ yếu là WTO và IMF. Điều quan trọng là các cấu trúc này không phản đối thương mại tự do, và ngăn chặn sự phát triển các xung đột tiền tệ. Cuối cùng, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo ba nước thể hiện cam kết về thực tế tất cả các vấn đề kinh tế và chính trị toàn cầu cần được giải quyết, trước hết, trên cơ sở tập thể, trên cơ sở tương tác và hợp tác giữa các quốc gia, chuyên gia Mikhail Belyaev bày tỏ.
Da Zhigang, giám đốc Trung tâm Đông Bắc Á tại Học viện Khoa học Xã hội Hắc Long Giang cho biết, «cuộc họp này mang đến cơ hội cải thiện và ổn định các mối quan hệ địa chính trị ở Đông Bắc Á»,
«Cuộc họp này mang đến cơ hội cải thiện và ổn định các mối quan hệ địa chính trị ở Đông Bắc Á, điều phối cái nhìn về một số vấn đề giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, để phát triển hợp tác song phương và đa phương đẩy nhanh đàm phán về thỏa thuận khu vực thương mại tự do ba bên. Năm tới, chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ thăm Nhật Bản. Với suy nghĩ này, hội nghị thượng đỉnh Thành Đô mang đến cho thế giới nhiều hy vọng về việc đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự hợp tác đa phương ở Đông Bắc Á và thậm chí ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương».
Da Zhigang đã nói chi tiết hơn về tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh với việc hình thành một khu vực thương mại tự do ba bên cùng với sự tham gia của các nền kinh tế thứ 2, 3 và 12 trên thế giới:
"Gần đây tiến bộ đã được thực hiện trong vòng đàm phán thứ 15 về một hiệp định thương mại tự do. Các cuộc đàm phán đã gần hoàn tất, nhưng các vấn đề lịch sử và thương mại xuất hiện giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm tăng thêm sự không chắc chắn cho quá trình đàm phán. Tôi hy vọng cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo ba nước về mối quan hệ "tam giác", bao gồm hợp tác thương mại và kinh tế, cũng như các vấn đề đa phương, ổn định khu vực, sẽ giúp cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau, loại bỏ trở ngại đối với các tín hiệu cải thiện mối quan hệ".