Bộ Công an lên tiếng về những vấn đề nóng năm 2019

Lãnh đạo Bộ Công an thông tin về nhiều vấn đề nóng như điều tra vụ Asanzo, CSGT Đồng Nai bị tố bảo kê, luật ghi âm ghi hình khi hỏi cung, đường dây đưa người đi nước ngoài trái phép có liên quan đến vụ 39 người Việt chết ở Anh hay không.
Sputnik

Bộ Công an họp báo những vấn đề nóng 2019

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi họp báo.

Bộ Công an ngày 24.12 đã tổ chức họp báo thông tin kết quả công tác của ngành năm 2019 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020.

Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan

Về tình hình công tác và những kết quả đã đạt năm 2019, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2020 của lực lượng Công an nhân dân, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an nêu rõ, trong năm 2019 vừa qua, lực lượng Công an đã có những đóng góp to lớn, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều vấn đề cơ bản chiến lược, hoạch định chủ trương chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Ngành Công an đã hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Về công tác phòng, chống tội phạm, lực lượng công an nhân dân trong năm 2019 đã đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, tạo được những chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội. Cụ thể, số vụ phạm tội về trật tự an toàn xã hội đã giảm 7,39%. Đồng thời, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự cũng được nâng cao. Đáng kể như tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người bị thương và tử vong.

Đáng chú ý, Bộ Công an đã tập trung hoàn tất điều tra, phục vụ truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp (vụ ông Trần Bắc Hà, vụ VN Pharma, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương, án kinh tế liên quan ngân hàng Đông Á vụ Mobifone mua AVG…), tạo môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ cuộc sống, sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Đặc biệt, theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật, pháp chế, cải cách hành chính, đảm bảo các điều kiện, tiềm lực phục vụ công tác, chiến đấu được chú trọng toàn diện; tập trung đưa việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vào chiều sâu, từng bước bố trí Công an xã chính quy, điều chỉnh, bố trí lại lực lượng và đổi mới phương thức hoạt động ở các cấp Công an.

Lực lượng Công an "chủ động, kiên quyết làm trong sạch nội bộ"
Tham dự. chủ trì và phát biểu tại buổi họp báo, thay mặt cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm, đồng hành, giúp đỡ, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan truyền thông báo chí và các cơ quan hữu quan đối với lực lượng Công an nhân dân trong năm qua.

Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, năm 2020, Việt Nam sẽ có nhiều sự kiện quan trọng mang tính lịch sử của đất nước, cho nên đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục quan tâm và phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an nhằm đấu tranh, phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh với hoạt động sử dụng mạng internet để xâm phạm an ninh quốc gia, nhất là những hoạt động phản động, dùng các công cụ mạng xã hội để kích động đấu tranh chống Đảng, Nhà nước, chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt tại các thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Theo Thiếu tướng Lương Tam Quang, một nhiệm vụ trọng tâm cần chú trọng chính là phải tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh, xứng đáng là “thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng và chế độ.

Ngoài ra, việc triển khai các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, công tác hoàn thiện thể chế pháp lý liên quan đến công tác công an cũng cần được chú ý.

Tướng Lương Tam Quang: Bộ Công an mở rộng điều tra, tập trung lực lượng truy bắt Bùi Quang Huy

Tiếp đến, theo Thứ trưởng Bộ Công an là cần tuyên truyền về phương pháp, bài học và hiệu quả việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã và điều chỉnh lực lượng theo hướng tăng cường cho cơ sở.  Đặc biệt, các cơ quan báo chí truyền thông và các cơ quan trong- ngoài Ngành Công an cần phản ánh đậm nét những mặt tích cực, cổ vũ, động viên những nhân tốt mới, biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

“Các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường phối hợp trong giám sát, phản biện, phát hiện, cung cấp thông tin về những hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử, tác phong, thái độ phục vụ nhân dân chưa đúng mực của cán bộ, chiến sĩ Công an, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”, cổng thông tin điện tử Bộ Công an dẫn phát biểu của Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Buổi họp báo của Bộ Công an chiều 24.12 dành phần lớn thời gian để Trung tướng Lương Tam Quang và đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công an tiếp nhận, giải đáp những câu hỏi của phóng viên về các vấn đề nóng liên quan đến tình hình an ninh, trật tự đang được truyền thông và dư luận xã hội quan tâm như các Nghị định liên quan đến công tác của lực lượng Công an nhân dân, các dự án luật, công tác điều tra xác minh vụ việc liên quan đến Asanzo, thông tin cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố bảo kê cho xe quá tải, vụ án tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép hay vụ án bị can bị truy nã 27 năm vẫn giữ Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài có liên quan vụ 39 người Việt chết ở Anh?

Tại buổi họp báo, trả lời phóng viên về vụ án liên quan đến 6 bị can tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài xảy ra tại Hà Nội và các địa phương, trong đó có cả công dân Trung Quốc có liên quan gì đến vụ 39 nạn nhân người Việt tử vong trong xe container đông lạnh ở hạt Essex, Anh hay không, Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an cho biết, vụ án này hiện đã đi vào giai đoạn kết thúc. Qua quá trình xác minh, điều tra ban đầu, hiện vẫn chưa có tài liệu chứng minh 6 bị can trong vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại Hà Nội và các địa phương khác” nêu trên liên quan đến đường dây tổ chức đưa công dân Việt Nam di cư trái phép sang Vương Quốc Anh khiến 39 nạn nhân thiệt mạng. Thiếu tướng Lý Anh Dũng khẳng định vụ án 39 người Việt chết ở Anh nằm trong đường dây khác.

Hoàn thành việc đưa 39 thi thể người Việt tử vong ở Anh về nước

Liên quan đến vụ việc này, hiện, Công an Việt Nam cũng đã bắt giữ 11 nghi phạm liên quan đường dây môi giới đưa lao động sang Anh trái phép, trong đó có 9 người ở Nghệ An và hai người ở Hà Tĩnh.

Đối với vụ Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại Hà Nội và các địa phương khác, Bộ Công an cho biết, vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra, chuyển hồ sơ cùng vật chứng của vụ án “Dong Guo Li và đồng bọn tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài xảy ra tại Hà Nội và các địa phương khác” đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 6 bị can trước pháp luật.

“Các đối tượng cầm đầu là người nước ngoài đã câu kết với một số đối tượng người Việt Nam, tổ chức cho người Việt Nam trốn đi các nước châu Âu. Chúng đã cử Dong Guo Li (quốc tịch Trung Quốc), Wong Chong Hiong và Ooi Gee Yik (quốc tịch Malaysia) vào Việt Nam để dạy tiếng Trung Quốc, hướng dẫn người đi cách đóng giả làm người Trung Quốc trong quá trình trốn đi châu Âu. Chúng đưa người đi trốn xuất cảnh Việt Nam với danh nghĩa đi du lịch sang các nước ASEAN bằng hộ chiếu thật, sau đó, sử dụng hộ chiếu Trung Quốc nhưng dán ảnh của họ để nhập cảnh vào các nước Bosnia, Srilanka,  từ đó, đi tiếp vào các nước châu Âu”, kết quả điều tra vụ án được Bộ Công an Việt Nam công bố.

Với thủ đoạn nêu trên, theo lực lượng an ninh, các đối tượng đã tổ chức cho 22 người Việt Nam trốn đi nước ngoài với chi phí từ 17.000 USD đến 40.000 USD/người, tùy theo từng nước nếu đi trót lọt. Một số trường hợp đã bị nước ngoài phát hiện, bắt giam, phạt tiền, trục xuất về Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Công an cũng xác nhận, ngày 10.12.2019, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt bị cáo Dong Guo Li 7 năm 6 tháng tù, Wong Chong Hiong 6 năm 6 tháng tù, Ooi Gee Yik 6 năm tù, các bị cáo khác có mức án từ 5 đến 7 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Quang Huy trốn truy nã 27 năm vẫn làm Chánh Văn phòng tòa án

Chánh văn phòng tòa án huyện bị bắt giữ sau 26 năm trốn truy nã
Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Quang Huy, Chánh văn phòng Tòa án Nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được xác định là đối tượng trốn truy nã từ năm 1992, Cục An ninh Điều tra Bộ Công an cũng đã có thông báo về vụ việc này.

Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Cục trưởng Cục An ninh điều tra Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo: “Hiện nay cơ quan an ninh điều tra địa phương này đã chính thức phục hồi điều tra đối với hành vi phạm tội của Nguyễn Quang Huy về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng của an ninh quốc gia theo Luật 2015. Đồng thời công an tỉnh cũng thành lập đoàn thanh tra để làm rõ những dấu hiệu sai phạm của cán bộ công an trong thực hiện quyết định truy nã cũng như tổ chức truy nã. Tuy nhiên sự việc đã xảy ra 27 năm, hiện nay công an Hòa Bình đang tích cực điều tra, khi có thông tin chúng tôi sẽ trả lời sớm cho cơ quan báo chí”.

Trước đó, tháng 11.2019, Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Quang Huy (46 tuổi, Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) đã trốn lệnh truy nãn 27 năm trước.

Vụ Asanzo: Đủ căn cứ xác định vi phạm sẽ khởi tố điều tra Asanzo

Liên quan đến vụ án Asanzo, phóng viên nêu câu hỏi Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an từ cuối tháng 10.2019, Bộ Công an đã điều tra ra sao?

Vụ Asanzo: Cần cơ quan điều tra vào cuộc để có kết quả thấu đáo

Trung tướng Lương Tam Quang cho biết, Bộ Tài chính đã có cuộc họp chủ trì thống nhất kết luận theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tức là xác định Asanzo “có dấu hiệu sai phạm”.

“Nhưng để xác định là sai phạm hành chính hay sai phạm hình sự, cần xác minh làm rõ. Bộ Công an đang được giao xác minh các dấu hiệu vi phạm, nếu có đủ căn cứ xác định vi phạm quy định pháp luật sẽ khởi tố điều tra, không bỏ lọt bất cứ vấn đề nào”, Trung tướng Lương Tam Quang cho biết.

Trước đó, cơ quan thuế cũng xác định Asanzo đã trốn hơn 4 tỷ đồng tiền thuế.

Vụ CSGT Đồng Nai bảo kê xe quá tải

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không Cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố “bảo kê” xe quá tải, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an xác nhận có vụ việc như tố cáo và phản ánh của báo chí.

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo điều tra vụ CSGT Đồng Nai tố cấp trên bảo kê xe quá tải

Theo lời Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu, qua xác minh về vụ việc này xác định đồng chí Phạm Hải Cảng, đội trưởng đội CSGT số 2, Công an Đồng Nai đã gọi điện can thiệp không xử lý 10 phương tiện vi phạm. Thứ hai là đồng chí Phan Cẩm Tú, Phó đội trưởng đội CSGT số 1, gọi điện can thiệp không xử lý 6 phương tiện vi phạm. Tổng cộng là can thiệp 16 phương tiện vi phạm.

Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu, việc phản ánh về cán bộ, chiến sĩ CSGT Đồng Nai bị “trù dập” khi tố cấp trên bảo kê xe quá tải là không chính xác. Trong năm 2019, CSGT Đồng Nai đã luân chuyển 72 cán bộ, chiến sĩ. Việc điều chuyển được thực hiện theo quy định.

Về thông tin việc quyết toán, chi trả một số khoản tiền bồi dưỡng, tiền chế độ của Đội CSGT số 2 Công an tỉnh Đồng Nai không đúng quy định, có dấu hiệu ăn chặn, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu cho biết:

“Có hai khoản tiền. Thứ nhất là tiền chế độ cán bộ, chiến sĩ khoảng 1,4 tỷ khi nhận về đã không được cấp phát mà giữ lại để sử dụng chung vào các mục đích trả tiền điện nước, thăm hỏi hiếu, hỷ. Khoản thứ hai có sai phạm trong sử dụng là 63 triệu đồng tiền bồi dưỡng tham gia kiểm dịch. Trung tá Phạm Hải Cảng quản lý 27 triệu, 2 cán bộ khác là Trần Quang Giang và Dương Đình Thông đã nhận tiền kiểm dịch nhưng không phát cho cán bộ mà giữ lại sử dụng chung cho đơn vị. Thanh tra đã đề nghị lãnh đạo Bộ Công an giao đơn vị kiểm tra, xác minh cụ thể hơn để có kết luận chính thức”, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu khẳng định.
Lùi thời điểm áp dụng ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: Công an chính quy về xã là tất yếu
Liên quan đến Đề án cơ sở vật chất, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can đã được Thủ tướng phê duyệt thực hiện ngày 1.1.2020 trên cả nước, Cục trưởng Cục pháp chế và cảu cách hành chính Bộ Công An Nguyễn Ngọc Anh cho biết, đây là chủ trương lớn, đòi hỏi nỗ lực của toàn ngành, các bộ, ban ngành, trong đó Bộ Công an được giao xây dựng đề án.

Cục trưởng Ngọc Anh cho biết: “Bộ đã thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng đề án chung và được Chính phủ phê duyệt việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung hình sự. Bộ Công an đã tổ chức thí điểm ở Công an Bắc Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở giam giữ thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an”.

Theo đó, hiện tại, Bộ Công an hiện quản lý 69 trại tạm giam, trong đó có nhiều buồng hỏi cung đảm bảo chuẩn.

“Từ trước đến nay, ngành Công an đã làm và đạt kết quả tốt. Tuy vậy, điều kiện thực tiễn vẫn cần có thêm thời gian chuẩn bị để triển khai đồng bộ. Do đó, Bộ Công an sẽ báo cáo cấp thẩm quyền lùi thời hạn áp dụng vì cần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo, tổ chức tập huấn cán bộ và có những yêu cầu đảm bảo kỹ thuật đòi hỏi nỗ lực lớn hơn”, Cục trưởng Ngọc Anh thông tin.
Thảo luận