Việt Nam bắt đầu các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Việt Nam chính thức khởi động các hoạt động đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), mở đầu nhiệm kỳ thành viên HĐBA 2020-2021.
Sputnik

“Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp vào công việc của HĐBA”

Ngày 2/1, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên HĐBA 2020-2021. Lễ đặt cờ của 5 nước ủy viên không thường trực (UVKTT) mới của HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 (Estonia, Niger, Saint Vincent và Grenadines, Tunisia và Việt Nam) đã được tổ chức trang trọng tại trước phòng họp của Hội đồng Bảo an.

Thuận lợi và thách thức trước Việt Nam với vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý nhấn mạnh việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA, đồng thời là Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng đầu tiên là vinh dự hết sức lớn lao.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp vào công việc của HĐBA nhằm bảo đảm việc tuân thủ Hiến chương LHQ và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; đồng thời bày tỏ mong muốn các nước ủng hộ những nỗ lực Việt Nam, không chỉ trong Tháng Chủ tịch mà trong cả thời gian sắp tới.

Sau phát biểu, Đại sứ Đặng Định Quý đã cắm quốc kỳ Việt Nam vào hàng cờ của các nước ủy viên Hội đồng Bảo an.

Cùng ngày, HĐBA đã thông qua chương trình làm việc tháng 1/2020 do Việt Nam đề xuất. Theo đó, dự kiến HĐBA sẽ có 12 cuộc họp công khai, 15 cuộc họp kín thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình Trung Đông, Syria, Yemen, Tây Phi, Sahel, Mali, Libya, Trung Á và Cyprus.

Việt Nam bắt đầu các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Các cơ quan trực thuộc của HĐBA cũng sẽ có nhiều cuộc họp trong tháng về các vấn đề như các lệnh trừng phạt, chống khủng bố, tòa án, trẻ em và xung đột vũ trang cũng như các vấn đề thủ tục.

Những hoạt động quan trọng đầu năm của Hội đồng Bảo an LHQ

Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN là hai hoạt động quan trọng của Hội đồng Bảo an trong tháng 1/2020. Thời điểm Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐBA có ý nghĩa đặc biệt. Đây là tháng đầu tiên kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ, cũng là 75 năm ký Hiến chương LHQ. Cùng với đó là việc Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Nhân dịp này, Việt Nam đã đề xuất và nhận được được sự tán thành cao của tất cả các nước uỷ viên HĐBA trong việc tổ chức một thảo luận mở về Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ vào ngày 9/1 và một cuộc họp về Hợp tác giữa UN và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế vào ngày 23/1.

Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ

Các đề xuất của Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và LHQ, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế.

Ngay sau khi họp thông báo chương trình làm việc tháng 1/2020 của HĐBA cho các nước thành viên LHQ ngoài HĐBA, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã chủ trì Họp báo quốc tế trên cương vị Chủ tịch HĐBA. Buổi họp báo thu hút hơn 60 phóng viên, đại diện các hãng thông tấn, báo chí thường trú tại LHQ tham dự và 19 lượt câu hỏi và trả lời về công việc của HĐBA, chính sách đối ngoại của Việt Nam và những ưu tiên của Việt Nam trong tháng Chủ tịch.

Vai trò của Việt Nam khi trở thành ủy viên Hội đồng Bảo an LHQ

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an gồm năm ủy viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ) và 10 ủy viên không thường trực có nhiệm kỳ hai năm do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý (hiện nay 10 ghế này do các nước Estonia, Bỉ, Cộng hòa Dominicana, Đức, Indonesia, Niger, Saint Vincent&Grenadines, Nam Phi, Tunisia và Việt Nam đảm nhiệm).

Theo Điều 4 và 25 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của tổ chức lớn nhất hành tinh hiện gồm 193 thành viên này phải thi hành. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực. 

Bộ trưởng Ngoại giao: Việt Nam nỗ lực tạo đồng thuận cao nhất trong HĐBA

Việt Nam đảm nhận trách nhiệm Ủy viên không thường trực và Chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong bối cảnh tình hình quốc tế cũng như tài chính của Liên Hợp Quốc đang có những diễn biến phức tạp, nhạy cảm. Trong khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là nơi xem xét và đưa ra các quyết định hệ trọng về các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh, xung đột, cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống – lại đan xen lợi ích, ảnh hưởng, tiếng nói của các cường quốc hàng đầu thế giới.

Với cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 1/2020, Việt Nam có trách nhiệm triệu tập cuộc họp của hội đồng, chấp thuận nghị trình dự kiến của cuộc họp, chủ trì cuộc họp, đại diện cho hội đồng trước Liên Hợp Quốc. Cả 15 thành viên Hội đồng bảo an bất cứ lúc nào cũng có thể đưa những đề xuất, sáng kiến, nhằm tìm kiếm biện pháp hóa giải xung đột giữa các bên, ngăn ngừa, giảm bớt phức tạp, duy trì an ninh trên toàn cầu và nước Chủ tịch phải dẫn dắt công việc của cơ quan này sao cho hài hòa và hiệu quả. 

Với hàng loạt vấn đề liên quan tới hòa bình và an ninh, hàng loạt điểm nóng xung đột hiện nay với những lợi ích đan xen, giằng xéo giữa các quốc gia khối lượng công việc mà Hội đồng Bảo an phải xem xét, xử lý là rất lớn và khẩn trương.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, trong năm 2019, Hội đồng Bảo an đã tổ chức 258 cuộc họp chính thức, trong đó có 243 cuộc công khai và 137 cuộc tham vấn.

Thảo luận