Chuyên gia nói về xung đột giữa Mỹ và Iran: Trump vẫn khó suy đoán trước, vì vậy mọi thứ đều có thể

Nguy cơ chiến tranh ở Trung Đông lớn đến mức nào và chiến lược nào đứng đằng sau hành xử của Mỹ? Sputnik đã thảo luận về những vấn đề này trong cuộc phỏng vấn với nhà phân tích chính trị và chuyên gia Mỹ Martin Thuner từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ Heidelberg (Heidelberg Center for American Studies).
Sputnik

Sputnik: Với việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, đã khởi đầu sự suy thoái nhanh chóng trong mối quan hệ song phương, bao gồm lệnh trừng phạt hay những cuộc tập trận đe dọa, cũng như nỗ lực cố gắng để có thêm đồng minh mới. Sau vụ ám sát ông Soleimani, Hoa Kỳ đã đẩy tình hình đến chỗ leo thang toàn diện, tiến gần đến chiến tranh. Điều này đáng lẽ Tổng thống Mỹ Trump và nhóm cố vấn của ông ta phải hiểu rõ. Có tin đồn rằng Trump thậm chí đã tuyên bố về một bước như vậy sau hậu trường. Có thể đánh giá hành vi này như thế nào? Ông Trump theo đuổi những mục tiêu trung và dài hạn nào?

Martin Thuner: Các mục tiêu trung và dài hạn trong chính sách Hoa Kỳ ở Iran là thuyết phục hoặc buộc Iran thay đổi hành vi của họ. Thay đổi đầu tiên trong hành vi cần có từ Iran là tạm dừng hoặc từ bỏ chương trình hạt nhân và mục đích tiêu diệt Israel. Mục tiêu rộng hơn là ngăn chặn các hành động của Iran chống lại lợi ích của phương Tây và đồng minh trong khu vực thông qua các lực lượng vũ trang như Hezbollah và sự hỗ trợ của Iran cho bọn khủng bố trên toàn thế giới.

Iran đã chuẩn bị 13 kịch bản để Mỹ trả thù sau vụ ám sát Tướng Soleimani

Ở Hoa Kỳ và ở phương Tây, nảy sinh  tranh cãi về cách thức và phương tiện để đạt được những mục đích này. Chính quyền Obama và châu Âu, cùng với Nga và Trung Quốc cho rằng thỏa thuận hạt nhân với Tehran giúp ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, hoặc ít nhất là giúp trì hoãn đáng kể việc này. Tuy nhiên những người khác lại tin rằng Iran đang chơi một trò chơi kép và họ sở hữu các cơ sở bí mật của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, tiếp tục khai thác uranium được sử dụng chế tạo vũ khí, khiến cho thỏa thuận này có thể trở thành trò hề cho phép Iran trì hoãn thêm thời gian.

Trump và phe Cộng hòa, cùng với Israel, ngay từ đầu đã chống lại thỏa thuận này, vì đơn giản là nó phớt lờ các hành động khác của Iran ở Trung Đông và trên phạm vi toàn cầu (với đại diện là Soleimani), nhằm chống lại lợi ích phương Tây, kể cả của Đức . Bên trong đảng Cộng hòa, theo tôi, không có sự đồng thuận nào về việc liệu các mục đích đã nêu có thể đạt được chỉ với  sự thay đổi chế độ ở Tehran hay không.

Iran cho rằng thế giới cần yêu cầu Mỹ rút quân khỏi khu vực

Tất cả những điều này bị chính quyền Trump phản đối, mục tiêu tuyên bố của họ là rút khỏi Trung Đông trong triển vọng trung hạn, và giao phó cho đồng minh và đại diện của Hoa Kỳ kiểm soát trật tự trong khu vực này, hoặc hỗ trợ các nước như Israel hay Arabia Saudi về mặt kỹ thuật quân sự và hậu cần, bởi vì  thách thức chiến lược của thế kỷ 21 nằm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Cả hai mục tiêu chính trị này đều không dễ kết hợp, nhưng Trump luôn nói rõ ông sẽ phản ứng cứng rắn không tương xứng đối với các mối đe dọa trực tiếp nhắm vào Hoa Kỳ hoặc công dân của mình. Trump nói chung tin rằng:  tính bất ngờ, không thể đoán định trước là  biểu hiện của sức mạnh.

Sputnik: Sau khi tình hình căng thẳng gia tăng  gần đây, giới lãnh đạo Iraq đã yêu cầu Hoa Kỳ rút quân. Ngược lại Donald Trump không muốn từ bỏ các căn cứ quân sự ở Iraq. Điều này có nghĩa là sự không sẵn lòng của chính phủ Hoa Kỳ rời khỏi Iraq, và nếu cần thiết, họ sẽ tiếp tục leo thang hoặc thậm chí tiến hành chiến tranh?

Martin Thuner: Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Iraq, bắt đầu từ năm 2014, không dựa trên thỏa thuận chính thức về việc triển khai quân đội giữa hai nước, mà dựa trên trao đổi ở cấp lãnh đạo về một cuộc chiến chung chống lại IS. Quyết định của quốc hội Iraq trong vấn đề này là tư vấn chứ không phải ràng buộc. Việc rút quân đội Mỹ sẽ dễ dàng về mặt kỹ thuật, nhưng Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều đô la vào việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Iraq, đặc biệt là căn cứ không quân Ain Assad, vốn được xây dựng dưới thời chính phủ Saddam Hussein, nhưng sau đó được Hoa Kỳ mở rộng. Tôi không thể tưởng tượng ra việc Hoa Kỳ chỉ đơn giản là chuyển giao cơ sở hạ tầng này cho Iraq, nước đang ngày càng trở nên thù địch và chịu ảnh hưởng từ Iran.

Theo bạn, leo thang căng thẳng xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ dẫn đến điều gì?Đụng độ quân sự trực tiếp trên quy mô lớnGiá dầu tăngCăng thẳng gia tăng ở khu vực Trung ĐôngKhủng hoảng kinh tếMỹ sẽ rút toàn bộ quân lính khỏi khu vựcTăng cường đàm phán và giảm căng thẳng Tôi không quan tâm đến chủ đề này

Sputnik: Việc hạ sát một người quan trọng như vậy trong bộ máy nhà nước Iran cũng đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Có sự lo ngại rằng chiến tranh có thể không tránh khỏi. Nước Đức chỉ trả lời bằng cách rút quân khỏi Iraq. Liệu các nước sẵn sàng đi đến đâu trong sự trung thành của họ với Hoa Kỳ? Đâu là “ranh giới đỏ” cho các đồng minh và chính quyền Trump nhìn điều đó như thế nào? Những gì được mong đợi từ Đức?

Martin Thuner: Vì Châu Âu khăng khăng rằng thỏa thuận hạt nhân cần được đánh giá một cách độc lập, và các hoạt động khác của Iran nên được xem xét và điều chỉnh tách biệt với thỏa thuận này, do đó họ yêu cầu chính quyền Trump, dù với bất kỳ chính quyền nào của phe Cộng hòa. Chính phủ Mỹ hiện tại, ít nhất, hy vọng người Đức và EU sẽ không làm gì để vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, và nói chung họ sẽ gần gũi hơn với quan điểm của Mỹ, thay vì vị trí trung lập. Về phần mình, Đảng Dân chủ lại hỗ trợ Châu Âu trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân. Trong trường hợp có chiến tranh, Hoa Kỳ cũng mong đợi sự không giới hạn khi sử dụng các căn cứ và cơ sở hạ tầng của mình ở Đức.

Sputnik: Trong những ngày này, chúng ta chờ đợi các sự kiện mới trầm trọng hơn xảy ra mỗi giờ. Dự báo của ông như thế nào?

Martin Thuner: Thật khó để các nhà quan sát bên ngoài, không có có đầy đủ các thông tin tình báo đánh giá, liệu có nên cứu giữ thỏa thuận  hạt nhân hay không, không biết liệu Iran có tuân theo hiệp ước hay không, và liệu việc làm giàu uranium có bị chấm dứt hay không, nếu các cáo buộc Iran đang điều hành các cơ sở bí mật của Lực lượng Vệ binh Cách mạng là sự thật, mà tại đó uranium được làm giàu, có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí. Nếu việc Iran trả đũa các mục tiêu của Mỹ và không gây thương vong đáng kể cho người Mỹ, thì có thể tránh được phản ứng gay gắt của Trump. Iran được hưởng lợi rất ít từ sự leo thang tình hình. Hiện tại, tôi thấy có ít hứa hẹn cho việc đối thoại hoặc hòa giải - trước tiên phải có một giai đoạn nguội lạnh. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể đảm nhận việc này.

Thảo luận