"Hệ thống phòng không Patriot có hiệu quả cực thấp trong việc bắn trúng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và các mục tiêu cỡ nhỏ phức tạp khác. Trên thực tế, các tổ hợp này chỉ bắn hạ được 1/3 số tên lửa và đây là mức tối đa cho các hệ thống này. Hôm qua, Iran đã phóng 14 tên lửa, 10 trong số đó tiếp cận mục tiêu, chỉ có 4 tên lửa không tới nơi hoặc bị bắn hạ", – ông Luzan nói.
"Một trường hợp tương tự đã xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái, phiến quân Yemen với sự trợ giúp của máy bay không người lái đã tấn công các tổ hợp dầu mỏ của Ả Rập Saudi, được Patriot bao phủ, khi đó hiệu quả cũng cực kỳ thấp", - vị tướng nhắc lại.
Hệ thống tên lửa phòng không của Nga hiệu quả hơn nhiều
Chuyên gia lưu ý rằng Mỹ đã được cảnh báo trước về các cuộc tấn công sắp tới, nhưng không thể làm gì để tự bảo vệ mình.
Ông Luzan cho biết, các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga hiệu quả hơn nhiều trong cuộc chiến chống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, cũng như chống máy bay không người lái.
Diễn biến căng thẳng ở Trung Đông
Tình hình ở Trung Đông ngày một diễn biến căng thẳng sau khi lực lượng quân sự Mỹ tiến hành không kích vào cơ sở nhóm phiến quân dòng Shiite Kataib Hezbollah ở Syria và Iraq hồi cuối tháng 12.
Sau đó, những người ủng hộ phong trào bắt đầu tấn công vào phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ ở Baghdad, và tiếp đến là chiến dịch đặc biệt của Washington nhằm tiêu diệt tướng Qasem Soleimani của Iran, cùng với đó, phó thủ lĩnh của lực lượng dân quân Shiite Iraq Abu Mahdi al-Muhandis cũng đã bị giết. Hoa Kỳ coi những nhân vật này tham gia sâu vào việc tổ chức những đợt tấn công vào Đại sứ quán Mỹ.
Vào ngày 8 tháng 1, Tehran đã phóng tên lửa đất đối đất tại căn cứ Ain Assad ở miền tây Iraq, cũng như căn cứ ở Erbil, nơi Mỹ đóng quân.
Trên thực tế, cả Tehran và Washington đều lên tiếng đe dọa sẽ đáp trả tương xứng những cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau, thậm chí, Quốc hội Iran còn phê chuẩn thừa nhận quân đội Mỹ và Lầu năm góc là các tổ chức khủng bố.