Máy bay Boeing 737-800 của hãng Hàng không quốc tế Ukraina bay đến Kiev đã rơi ngay sau khi rời sân bay ở Tehran vào sáng sớm ngày 8 tháng 1. Theo số liệu chính thức, 176 người đã thiệt mạng.
Ý kiến chuyên gia
“Tất nhiên, sự cường điệu của truyền thông xung quanh các tên lửa “đất đối đất” của Iran được phóng vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, cũng như thái độ khả dĩ của họ đối với thảm họa Boeing của Ukraina, chỉ là suy đoán. Tên lửa Fateh-313 không thể vượt qua tuyến đường của máy bay Ukraina, bay từ Tehran đến địa điểm ngược với những căn cứ quân sự ở Iraq bị Iran tấn công. Và mọi suy đoán về chủ đề này không liên quan gì đến thực tế đã xảy ra", chuyên gia nhận xét.
“Trong quá trình “trả đũa” này, Iran đã sử dụng tên lửa Fateh-313 (đây là sản phẩm năm 2015, là mô hình chuyển tiếp giữa tên lửa chiến thuật hoạt động Fateh-110 và tên lửa Zolfaghar). Tên lửa Fateh-313 đạt tầm bắn 500 km. Trong khi đó, khoảng cách từ Tehran đến lãnh thổ Iraq, nơi căn cứ của Mỹ bị Iran tấn công nằm ở khoảng 900 km. Vì lý do này, quân đội Iran chỉ có thể phóng các tên lửa này từ những vùng lãnh thổ trực tiếp gần biên giới với Iraq", ông Mikhailov nói.
Truyền thông phương Tây
Trước đó, kênh ABC, dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên, cho biết rằng vệ tinh Mỹ đã ghi lại một vệt nhiệt từ hai tên lửa tiếp cận máy bay Boeing 737-800 của Ukraina, bị rơi ở Iran. Theo kênh này, tình báo Mỹ tin rằng Iran đã bắt được máy bay bằng radar và bắn hai tên lửa đất đối không bắn hạ máy bay.
Ngay sau đó, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson nói rằng máy bay Ukraina có thể đã vô tình bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không của Iran, nhưng lưu ý rằng cần phải tiến hành cuộc điều tra toàn diện.
Người đứng đầu tổ chức hàng không dân dụng Iran, Ali Abedzadeh, bác bỏ cáo buộc rằng máy bay Ukraina có thể bị bắn hạ bởi một tên lửa.