Phải chăng Trump không dám bắt đầu cuộc chiến với Iran?

Ngày 8 tháng 1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát đi thông điệp với toàn dân trong tương quan xảy ra đòn tấn công của Iran nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. Như Trump tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ không giáng đòn đáp trả, mà dự định sử dụng biện pháp trừng phạt mới.
Sputnik

Kêu gọi chính quyền Iran từ bỏ hoạt động khủng bố và phát triển vũ khí hạt nhân, Trump nói thêm rằng ông gửi lời chúc thịnh vượng phồn vinh cho Iran và nhân dân nước này. Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ hô hào các nước NATO, Nga và Trung Quốc cùng gây sức ép chung vào Iran với mục đích không cho phép nước này lan truyền bạo lực, chế tạo vũ khí hạt nhân và tài trợ chủ nghĩa khủng bố. 

Hành động phản đối sự tham gia của người Hàn Quốc vào "cuộc chiến của Mỹ với Iran"

Trong những đánh giá về những gì đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Iran, nổi lên hai luồng ý kiến đáng chú ý. Hàng loạt chuyên gia tầm cỡ thế giới nhận định rằng Hoa Kỳ sẽ kiềm chế tránh hành động quân sự, còn về phần mình Iran cũng sẽ không lao vào đối đầu vũ trang với nước Mỹ. Tuy nhiên, có những người e ngại khả năng xảy ra đụng độ quân sự giữa hai nước này với sự tham gia của những quốc gia khác. Bài viết của Sputnik tập hợp ý kiến của một số chuyên gia Nga về các vấn đề quốc tế và khu vực Trung Đông.

Bầu cử quan trọng hơn chiến tranh

Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ quyết tâm cho thấy có vẻ Iran chưa sẵn sàng xung trận trong cuộc chiến với Mỹ, - chuyên gia chính trị học Alexandr Baunov, Trưởng biên tập của Trung tâm Carnegie Nga nhận xét. 

Nhà Trắng bình luận về nghị quyết của quốc hội phản đối cuộc chiến với Iran

«Nhưng bộ phận cực đoan trong ban lãnh đạo Iran có thể đưa ra kết luận riêng của họ: một khi Hoa Kỳ sợ bắt đầu cuộc chiến trực tiếp với Iran, có nghĩa là Tehran có thể tiếp tục cuộc đấu gián tiếp với nước Mỹ. Về phần Tổng thống Hoa Kỳ, những tuyên bố tương đối hòa hoãn của Trump cho thấy ông ta hiểu những rủi ro mạo hiểm trong diễn tiến sự kiện tương lai: nếu không đáp trả cuộc tấn công tên lửa của Iran vào các căn cứ Mỹ ở Iraq, thì có thể bị chỉ trích vì bạc nhược và thiển cận, thế nhưng Trump lại là nhân vật đã «nhờn» với mọi lời đả kích. Bởi sẽ tồi tệ hơn, nếu như Trump phát động chiến tranh chống Iran mà không kịp giành chiến thắng bên ngoài trước khi bước vào cuộc đua tranh trong nước để giữ ghế Tổng thống (tháng 11 năm 2020). Nếu như vậy chắc chắn dân Mỹ sẽ không tha thứ cho ông ta. Từ hướng tư duy đó, Trump đã chọn cách trừng phạt và gây áp lực với Iran», - chuyên gia Nga nhận xét. 

Không để xảy ra một «Việt Nam thứ hai» 

Dấn sâu hơn vào cuộc đối đầu là chuyện không cần thiết đối với cả Hoa Kỳ và Iran, - Giáo sư Yury Pochta từ Bộ môn Chính trị học tại ĐHTH Hữu nghị Các dân tộc của Nga tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. 

Iran khuyên Mỹ từ bỏ việc đưa ra thông tin dối trá về vụ rơi máy bay Boeing

«Trump đang tiến hành chiến dịch thận trọng và có chọn lọc, một «Việt Nam thứ hai» chính là thứ không có lợi cho ông ta. Nhất là trước ngưỡng bầu cử. Thêm vào đó, cả đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở khu vực Trung Đông là Israel cũng kiên quyết phản bác khả năng phát triển sự kiện như vậy.
Về phần mình, Iran sẽ vướng bận tổ chức bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng chuyên gia trước thời hạn trong tháng Hai.
Cũng như nhiều thứ ở khu vực này, nơi tích tụ những vấn đề cũ và mới về chính trị-kinh tế, cuộc đấu giành quyền lực, quan hệ giữa các nước và sự chồng chéo các trào lưu tôn giáo, tất cả dồn đọng thành khối mâu thuẫn lớn, vì vậy khó dự đoán chính xác là sự kiện sẽ phát triển như thế nào…», - GS Pochta kết luận.

Tạm ngưng chiến nhưng trong bao lâu?

Xin nhắc, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi đã tuyên bố với «Al Arabiya» rằng bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông có thể dẫn đến không chỉ một cuộc chiến trong khu vực, mà còn là viễn cảnh xung đột toàn cầu. Vậy liệu có thể xem tình trạng «không quá nóng» hiện nay chỉ là quy chế «tạm ngưng chiến» do bế tắc trong mâu thuẫn Hoa Kỳ-Iran? Theo dự đoán của chuyên gia-Trung tướng về hưu Evgeny Buzhinsky, tình hình sẽ không mấy thay đổi trong tương lai gần: 

Phải chăng Trump không dám bắt đầu cuộc chiến với Iran?
«Người Mỹ sẽ gây sức ép với Tehran bằng biện pháp trừng phạt kinh tế. Đáp lại, Iran hành động theo hai hướng: thông qua phương pháp ngoại giao buộc người Mỹ phải ra khỏi Iraq đồng thời tăng tốc phát triển chương trình hạt nhân của nước mình». 
Thảo luận