Thu giữ hơn 7000 thực phẩm từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình phát hiện một xe tải chở nhiều đồ chơi và các loại thực phẩm do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu không đảm an toàn.
Sputnik

Nhiều mặt hàng bị cấm kinh doanh

Mới đây, Cục quản lý thị trường Quảng Bình cho biết đơn vị đã phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra bắt giữ một lô hàng không rõ nguồn gốc đang được vận chuyển đi tiêu thụ.

Thu giữ hơn 7000 thực phẩm từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn

Cụ thể, tại Km 645 Quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa phận xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) Đội Quản lý thị trường số 7 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh kiểm tra xe ô tô tải mang BKS 51D-461.39 do tài xế Chu Quang Yên (trú huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Bắc – Nam có dấu hiệu bất thường.
Được biết, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 7.577 sản phẩm thực phẩm các loại gồm trà sữa, sữa trái cây, mì tôm, xúc xích, thực phẩm tẩm ướp gia vị ăn liền, trứng muối, giấm đỏ, đậu Hà Lan xóc tỏi sấy giòn, phụ gia thực phẩm nước kiềm do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, chiếc xe còn vận chuyển 448 súng, kiếm các loại (đây là đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh) cùng 444 bộ đồ chơi trẻ em khác do Trung Quốc sản xuất không được gắn dấu hợp quy theo quy định và 6.200 kg sợi thép cốt bê tông do Indonesia sản xuất.

Trị giá lô hàng ước tính khoảng 300 triệu đồng. Thời điểm kiểm tra, người điều khiển xe không xuất trình được giấy tờ hợp pháp đối với số sản phẩm nói trên cũng như không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nên đã bị lập biên bản tịch thu xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng Tết “3 không”: không nhãn mác, không xuất xứ, không hạn sử dụng

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất mà không công bố về sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức vẫn diễn ra thường xuyên.

Hà Nội: Người chết vẫn có tên trong Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm

Tình trạng bán hàng thực phẩm online, hàng xách tay, quảng cáo qua mạng xã hội, đặt hàng qua điện thoại đang là hình thức khá phổ biến gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn.
Tại nhiều khu chợ đầu mối, người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy các loại mặt hàng phục vụ Tết “3 không” (không nhãn mác, không xuất xứ, không hạn sử dụng). Chỉ trong tháng 12/2019, tại nhiều địa phương, cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ liên tiếp các vụ vận chuyển sản phẩm không đảm bảo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với khối lượng lớn.

Đặc biệt, từ ngày 15/12 đến 31/12/2019, Công an TP.Hà Nội đã phát hiện và phối hợp kiểm tra 355 vụ việc vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, chủ yếu là hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hoá đơn chứng từ.
BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định người tiêu dùng không nên mua những loại thực phẩm “3 không” vì không thể biết nhà sản xuất chế biến từ nguyên liệu, phụ gia gì. Khi các chất phụ gia được dùng không đúng cách, quá liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thảo luận