Biển Đông là vấn đề thiêng liêng của Việt Nam

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết, việc Trung Quốc cử nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm cho tình hình rất phức tạp.
Sputnik

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Thế giới 2020 sẽ nhiều bất ổn, phức tạp

Trong cuộc phỏng vấn với báo chí cuối năm Kỷ Hợi 2019, đầu năm 2020, ngày 14.1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thông tin chi tiết về những vấn đề liên quan đến công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2019 và những định hướng quan trọng năm 2020.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, trong năm 2019, thế giới chứng kiến bất ổn gia tăng ở một số khu vực. Chính sách bảo hộ mậu dịch tác động tới thương mại toàn cầu khiến mức tăng trưởng chung dưới mức dự báo. Năm 2020, xu hướng này sẽ còn tiếp tục, khó lường nhưng cũng vẫn sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Lễ kỷ niệm 52 năm Ngày Thành lập ASEAN

 Nhìn lại năm qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật những điểm sáng, dấu ấn ngoại giao như việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu cao kỷ lục và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều tháng 2.2019 tại Hà Nội.

Sang năm 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam có những nhận định lạc quan. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được triển khai sẽ đóng góp những phần trăm mới vào thương mại với nhiều nước. Quan hệ Việt- Mỹ, Việt- Trung sẽ tiếp tục được tăng cường. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, vai trò kép ở cả Hội đồng Bảo an và ASEAN sẽ giúp Việt Nam thắt chặt quan hệ với các đối tác.

Đánh giá về tình hình thế giới và khu vực năm 2019, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, năm vừa qua kinh tế thế giới tăng trưởng chậm dưới mức dự đoán, chỉ hơn 2,5%. Nguyên nhân có thể do tăng trưởng chậm ở các nước phát triển, nhưng đánh giá tổng thể, có thể thấy thương mại thế giới chậm lại đã tác động đến tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, thương mại chậm lại do những chính sách bảo hộ mậu dịch, cạnh tranh về thương mại giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, trái với xu thế tự do hóa thương mại mà chúng ta nhìn thấy những năm về trước. Đây là tác động tiêu cực.

Điều thứ hai theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khi nhắc về tình hình thế giới, khu vực, thì xu hướng chung là hòa bình, ổn định. Nhưng bất ổn tăng lên nhiều nhất là những điểm nóng ở Trung Đông.

Đặc biệt, cuối năm 2019, đầu năm 2020, tình hình Trung Đông diễn biến căng thẳng. Trong cả năm 2019 có cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), chống khủng bố, rồi đến cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động đến khu vực châu Á, Đông Nam Á. Năm 2019 bất ổn xuất hiện nhiều hơn.

“Năm 2019, Biển Đông hết sức phức tạp với việc vi phạm của nhóm tàu khảo sát HD8 vào vùng đặc quyền của chúng ta làm tình hình phức tạp, không những thế, cả vùng biển các nước khác ở Biển Đông”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay.

Về phương diện tích cực, theo Phó Thủ tướng, cần nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các nền kinh tế đang phát triển theo hướng kinh tế số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra dự báo cho năm 2020 đối với tình hình chung của thế giới. Theo đánh giá của ông Phạm Bình Minh, tình hình thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, bất ổn. Dự báo chiều hướng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề thương mại tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn còn chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, ảnh hưởng tới tự do, thương mại, sẽ còn tiếp diễn năm 2020.

“Trên thế giới, khả năng vẫn còn nhiều bất ổn khó lường, vì chưa có giải pháp căn cơ, nhất là ở Trung Đông và châu Phi. Đó là những vấn đề trong năm 2020 chúng ta phải đối phó”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ.

Thành tựu ngoại giao Việt Nam 2019

Tiếp tục nhắc đến những thành tựu ngoại giao của Việt Nam năm qua, Phó Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh cạnh trạn giữa các nước lớn, bất ổn ở các khu vực nhưng Việt nam vẫn duy trì được quan hệ với tất cả các nước đặc biệt là nước lớn, những nước quan trọng.

“Chúng ta không những làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, mà chúng ta còn mở rộng thêm được hai nước nữa trong các đối tác chiến lược và toàn diện của chúng ta, nâng tổng số đối tác chiến lược và toàn diện lên 30 nước. Đầu năm 2019, chúng ta tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam. Như vậy, chúng ta đã vươn ra khỏi những vấn đề trực tiếp liên quan với lợi ích chúng ta mà còn sẵn sàng đóng góp vào cái chung như đem lại hòa bình, ổn định ở khu vực bán đảo Triều Tiên”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc được bầu làm Ủy viên Hội đồng Bảo an LHQ cùng với số phiếu có thể coi là cao nhất trong lịch sử bỏ phiếu của LHQ. Đây cũng là sự kiện đánh giá về vai trò và vị thế của Việt Nam, khả năng, trách nhiệm của hà Nội.

Báo Thái Lan bình luận việc Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng nói về vai trò kép của Việt Nam trong năm 2020 này. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là chủ trương, là vinh dự cũng như trách nhiệm của Việt Nam trong việc đóng góp vào các vấn dề lớn trên thế giới.

Trước đó, Việt Nam từng làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ năm 2008-2009, từng đóng góp cho vấn đề hòa bình, an ninh toàn cầu. Nhưng ở thời điểm hiện tại, tình hình thế giới đang rất phức tạp, khác biệt trong HĐBA là vô cùng lớn. Theo ông Phạm Bình Minh, đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò, trách nhiệm, đóng góp vào những vấn đề mà Hà Nội hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào.

“Ngay tháng đầu tiên, chúng ta đã là Chủ tịch HĐBA. Chỉ với vài ngày đầu, chúng ta đã được đánh giá cao, thể hiện khả năng, trách nhiệm của chúng ta. Vừa qua tôi vừa chủ trì phiên họp mở của HĐBA. Một điều đáng mừng và không khỏi ngạc nhiên là chủ đề mà chúng ta đề xuất được các nước tham dự với số lượng cao kỷ lục, tới mức 110 nước tham gia. Điều đó thể hiện chủ đề của chúng ta rất phù hợp, đúng thời điểm các nước thấy rằng lúc này, hơn lúc nào hết, phải nâng cao vai trò, tầm quan trọng của Hiến chương Liên Hợp Quốc”, đồng chí Phạm Bình Minh cho biết.

Bên cạnh đó, việc đảm nhiệm chức Chủ tịch luận phiên của ASEAN với chủ đề “gắn kết và chủ động thích ứng” đảm bảo đáp ứng mối quan tâm chung của ASEAN là tăng cường đoàn kết nội khối để thích ứng được với tình hình thế giới.

“Chúng ta cũng đề xuất tổ chức buổi thông tin về ASEAN với HĐBA, tăng cường quan hệ của ASEAN với HĐBA và các tổ chức của Liên Hợp Quốc”, Phó Thủ tướng thông tin.

Theo nhận định của Bộ trưởng Phạm Bình Minh, đảm trách vai trò kép là nhiệm vụ đối ngoại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2020. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn phải duy trì và tăng cường quan hệ với các đối tác, các nước quan trọng, các nước láng giềng trong khu vực.

Trụ cột ngoại giao kinh tế và vấn đề bảo hộ công dân

Phát biểu tại cuộc họp báo về trụ cột ngoại giao kinh tế năm 2019, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay, năm qua, Việt nam đạt nhiều thành tựu nổi bật. Lần đầu xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc trên 500 tỷ USD, đạt 517 tỷ USD . Theo ông Phạm Bình Minh, đó là thành công chung của cả nền kinh tế, trong đó có đóng góp của kinh tế đối ngoại, trong việc thúc đẩy thực hiện các cam kết về thực hiện hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ USD

Ngoài ra, sau khi phê chuẩn hiệp định CPTPP, từ tháng 1.2019 chúng ta phải thực hiện các cam kết, chính việc đó đã đóng góp những phần trăm nhất định vào thương mại của chúng ta, nhất là với các nước mà chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn duy trì thương mại với các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Trung Quốc. Thương mại Việt - Mỹ tiếp tục tăng trưởng, năm 2019 tăng trên 24% so với 2018. Quan hệ thương mại với Trung Quốc trên 105 tỷ USD và cũng tăng trưởng trên 8% so với 2018.

“Đó là thành quả chung của nền kinh tế, nhưng có đóng góp của ngoại giao kinh tế trong thúc đẩy, khai thác thị trường. Các nhà ngoại giao cũng tham gia vào quảng bá các thương hiệu, các mặt hàng nông nghiệp. Như Thủ tướng nói có đại sứ xoài, đại sứ thanh long”, ông Phạm Bình Minh khẳng định.

Phó Thủ tướng Việt Nam cũng chia sẻ về những thành tựu trong ngoại giao văn hóa năm 2019. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều giúp quảng bá hình ảnh, văn hóa, ẩm thực Việt Nam ra bạn bè thế giới.

“Thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều chúng ta đã quảng bá Việt Nam, con người Việt Nam ra thế giới rất nhiều. Hàng nghìn phóng viên báo chí đã đến Việt Nam. Các hãng thông tấn lớn trong khi đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều,  họ đưa cả văn hóa ẩm thực, con người cũng như phong cảnh của Việt Nam ra bên ngoài. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta có thể đưa được những hình ảnh văn hóa hay ẩm thực trên những chương trình truyền hình của thế giới như vậy. Sau sự kiện đó, rất nhiều người ở nhiều nước đã biết đến phong cảnh, văn hóa Việt Nam, tăng cường du lịch đến Việt Nam. Tất nhiên cũng còn có rất nhiều yếu tố khác nhưng đó cũng là một yếu tố quan trọng”, Phó Thủ tướng cho biết.

Ngoài ra, năm qua, Việt Nam đã có hai di sản được UNESCO công nhận trong đó có văn hóa Then “Thực hành Then của người Tày Nùng Thái ở Việt Nam” là di sản văn hóa phi vật thể và một số hoạt động quảng bá khác.

Một trong những trụ cột khác trong công tác đối ngoại chính là việc tăng cường công tác bảo hộ công dân. Theo Phó Thủ tướng, do hội nhập quốc tế người Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng đông và ngày càng nhiều hơn so với trước đây. Mặt tốt là chúng ta có thể học tập, lao động, tìm hiểu các nơi, nhưng đồng thời cũng có vấn đề  một số công dân gặp khó khăn  hoặc thậm chí là vi phạm các luật lệ của nước sở tại. Do đó, công tác bảo hộ công dân ngày càng được tăng cường.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói thêm về vụ 39 người chết trong container

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, trên thực tế, trong năm 2019, theo con số thống kê, số trường hợp bảo hộ công dân đã tăng mười mấy phần trăm: bảo hộ trên 13.000 trường hợp. Nhìn lại năm 2019, Việt Nam có những vụ bảo hộ công dân chưa từng có trong lịch sử như trường hợp xét xử vụ Đoàn Thị Hương tại Malaysia  hay là vụ khách du lịch Việt Nam sang Ai Cập bị tai nạn đánh bom phải xử lý hồi đầu năm 2019 hay vụ 39 công dân Việt Nam đi sang Anh hồi cuối năm 2019.

“Đó là những vụ phải xử lý mà chưa từng có trong lịch sử chúng ta. Điều đó nói lên là chúng ta đã làm rất nhiều công tác bảo hộ công dân trong 2019 và trong thời gian tới chắc chắn là sẽ còn nhiều bởi vì xu hướng người Việt Nam, công dân Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng nhiều”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao chia sẻ.

Theo đồng chí Phạm Bình Minh, trước tiên, công dân Việt Nam ra nước ngoài phải tôn trọng luật pháp bên ngoài, tôn trọng các quy định, luật lệ, làm việc, học tập một cách hợp pháp. Nếu nhỡ vi phạm thì Nhà nước có trách nhiệm, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ công dân, để công  dân của chúng ta được xét xử một cách công bằng và đúng pháp luật, không bị đối xử tàn tệ; khi công dân gặp khó khăn thì hỗ trợ. Đó là những nhiệm vụ của công tác bảo hộ công dân.

Chủ quyền Biển Đông: Vấn đề thiêng liêng, Việt Nam cần bảo vệ

Việt Nam sẵn sàng các phương án cao nhất để bảo vệ chủ quyền Biển Đông
Chia sẻ trước truyền thông về chủ đề được dư luận quan tâm này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Biển Đông là vấn đề quan tâm chung của tất cả các nước.

“Biển Đông là đường biển hết sức quan trọng về thông thương hàng hóa liên quan đến tất cả các nước chứ không chỉ các nước trong khu vực. Đương nhiên đối với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, thì vấn đề chủ quyền là vấn đề thiêng liêng, chúng ta phải bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam cũng như tất cả các nước cũng đều như thế”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
“Vấn đề quan trọng là các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Công ước Luật Biển 1982. Đây là điều quan trọng nhất, cũng là việc chúng ta phát huy vai trò. Khi Việt Nam tham gia HĐBA LHA, cũng như các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam luôn nêu cao vấn đề tăng cường chủ nghĩa đa phương, tức là các cơ chế đa phương, và tôn trọng luật pháp quốc tế. Ở Biển Đông cũng vậy. Nếu các nước tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng Công ước Luật Biển 1982 và giải quyết các vấn đề thông qua biện pháp hòa bình thì sẽ bảo đảm được hòa bình. Nhưng nếu diễn ra các hoạt động vi phạm chủ quyền của các nước, đương nhiên là các nước ASEAN sẽ có một lập trường chung là phải đấu tranh, bảo vệ chủ quyền và yêu cầu phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982”, lãnh đạo Bộ Ngoại giao tái khẳng định lập trường của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Bình Minh cũng thông tin, các nước ASEAN hiện nay cũng đang trong quá trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử với Trung Quốc, nhằm đảm bảo các mục tiêu và nguyên tắc hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thảo luận