Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc (Commercial Bank of China и Bank of China) sẽ cung cấp 600 triệu USD cho việc xây dựng một nhà máy lọc dầu tại cảng Dos Bocas trên Vịnh Mexico ở phía đông nam bang Tabasco. Điều này đã được Đại sứ Trung Quốc tại đất nước này Zhu Qingqiao công bố vào ngày 13 tháng 1 tại buổi giới thiệu Ngày Trung Quốc tại Mexico hôm thứ Hai. Sự kiện này được Bộ Kinh tế Mexico tổ chức để thúc đẩy quan hệ song phương. Theo lời nhà ngoại giao, đây là một trong những dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Tổng thống Andrés Manuel Lopez Obrador. Sau đó, Rocio Nahle, Bộ trưởng Năng lượng nói rằng nhà máy này sẽ là nhà máy lớn nhất ở Mexico với công suất chế biến 340 nghìn thùng mỗi ngày. Về phần mình, Lopez Obrador nói rằng cơ sở mới sẽ giúp Mexico giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu của Mỹ. Nhà máy sẽ được xây dựng trong ba năm.
Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc đầu tư vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Mexico. Trong khi đó, hoạt động của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Mexico không chỉ giới hạn ở những khu vực này, Fan Hesheng, Giám đốc Viện Mỹ Latinh thuộc Đại học An Huy cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
«Hiện tại, đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng của Mỹ Latinh là rất lớn. Nhìn chung, mối quan tâm của doanh nghiệp Trung Quốc trong việc đầu tư vào Mexico rất rộng, nó không giới hạn ở một số lĩnh vực nhất định, xác định chủ yếu bởi các điều kiện an toàn cho các khoản đầu tư được tạo ra ở thị trường Mexico. Nỗ lực của Mexico về đảm bảo an toàn đầu tư sẽ tìm thấy phản ứng tương ứng từ phía Trung Quốc, quốc gia có mối quan tâm cao tới việc hợp tác với Mexico».
Một ngày trước đó, vào ngày 12 tháng 1, ngân hàng Mexico Grupo Financiero Banorte đã tuyên bố ký thỏa thuận với Sinenses, China’s Export and Credit Insurance Corp. Công ty bảo hiểm Trung Quốc này tài trợ cho các dự án liên quan đến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ở Mexico. Theo các điều khoản giao dịch, Ngân hàng Banorte, nơi có xếp hạng S & P cao nhất trong số các ngân hàng Mexico, sẽ cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp Mexico và các tổ chức khác muốn mua hàng hóa hoặc dịch vụ của Trung Quốc. Ngược lại, Sinenses sẽ cung cấp cho Banorte bảo hiểm tín dụng và bảo lãnh để hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc sang Mexico.
Ngày nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mexico. Trung Quốc chiếm khoảng 10% hoạt động xuất nhập khẩu của Mexico. Đến lượt mình, Mexico, theo đánh giá của Đại sứ Trung Quốc Zhu Qingqiao, là quốc gia quan trọng thứ hai ở Mỹ Latinh đối với chính phủ Trung Quốc. Tại buổi thuyết trình ở Mexico, ông cho biết rằng từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2019, thương mại giữa Trung Quốc và Mexico đã tăng 6% mỗi năm, đạt 55 tỷ USD. Đồng thời, tổng vốn đầu tư của các công ty Trung Quốc tại Mexico năm 2019 đã vượt quá 1,2 tỷ USD. 200 công ty Trung Quốc làm việc ở đó. Về phần mình, Tổng thống Mexico, theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Marcelo Ebrard, đã chỉ thị phát triển một chiến thuật rộng lớn hơn để hiện diện trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo đổi mới và công nghệ. Điều này đã được báo cáo bởi tài nguyên Internet El Diario.
Ấn phẩm này cũng trích dẫn quan điểm của Bộ trưởng Kinh tế Mexico Graciela Marquez. Bà tin rằng việc phê chuẩn hiệp định thương mại mới của Mexico, Hoa Kỳ và Canada, được gọi là T-MEC, "phục hồi tính quan tâm của Trung Quốc" trong việc tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.
Đây chính là động lực quyết định phần lớn sự tăng trưởng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mexico, trong "sân sau" truyền thống của Hoa Kỳ, Alexandr Kharlamenko, chuyên gia tại Viện Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá.
"Đối với Trung Quốc, Mexico, trước hết, là một ô cửa vào hệ thống hội nhập Bắc Mỹ. Đây không chỉ là một trong những phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trên lục địa nhờ sự phát triển của quan hệ Trung-Mexico. Bây giờ Mexico đối với Trung Quốc là một phần không thể thiếu của toàn bộ nền kinh tế Bắc Mỹ với một số lượng lớn các chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia Bắc Mỹ. Các tập đoàn này đã chuyển một phần quy trình sản xuất của họ sang Mexico. Thị trường của nó là một phần của nền kinh tế Mỹ đối với Trung Quốc, và không chỉ đơn giản là một phần của kiểu quan hệ kinh tế đối ngoại truyền thống. Điều này mang lại cho Trung Quốc một số cơ hội nhất định để vượt qua rào cản của chủ nghĩa bảo hộ, lách tránh các biện pháp trừng phạt, vốn đang ngày càng được Mỹ áp dụng nhiều hơn".