“Hội nghị này là dấu mốc quan trọng trên con đường giải quyết vấn đề Libya. Song cần nói rằng, bên cạnh không khí tích cực và tuyên bố chung của hội nghị, trong đó nêu lên những kết quả đạt được, bên cạnh thành công của hội nghị, điều cơ bản vẫn là việc thực hiện thỏa thuận hai bên đã đạt được, mà đây là một vấn đề phức tạp”, ông Dolgov, cán bộ khoa học đầu ngành Trung tâm nghiên cứu về các nước Ả Rập và Hồi giáo thuộc Viện Đông phương học, nói.
Theo ông, sự phức tạp nằm trong mâu thuẫn giữa hai trung tâm sức mạnh của cuộc xung đột tại Libya: giữa hai ông Sarraj và Haftar, cũng như cách hai bên xung đột và các thế lực bên ngoài thực hiện những thỏa thuận đạt được như thế nào.
“Việc lệnh cấm vận vũ khí sẽ được giám sát - đó là nội dung tích cực, bởi vì bất kỳ viện trợ nào về quân sự cũng là sự tiếp diễn, làm trầm trọng thêm xung đột. Còn một vấn đề quan trọng nữa - đó là lập trường của các tác nhân bên ngoài, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ. Có cả những tác nhân khác - đó là Ai Cập, nước đang tham gia tích cực và hậu thuẫn cho Khalifa Haftar; Angeria, nước đang bắt đầu vai diễn của mình. Vấn đề ở chỗ họ sẽ tuân thủ những thỏa thuận đó như thê nào”, nhà Đông phương học nhận định.