Lộ clip tàu Trung Quốc cố tình va chạm với chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông

Một video mới vừa được Hải quân Mỹ công bố về cuộc chạm trán căng thẳng giữa tàu chiến Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông vào cuối năm 2018, trong đó cho thấy, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chủ định sẵn kế hoạch va chạm và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi ‘gây sự’ với Mỹ.
Sputnik

Tàu Trung Quốc cố tình va chạm với chiến hạm Mỹ

SCMP đưa tin cho biết, theo những hình ảnh mà phía Mỹ vừa tiết lộ khẳng định mức độ nghiêm trọng trong chủ đích tấn công của tàu khu trục Hải quân Trung Quốc với sự chuẩn bị kỹ càng và phương hướng hành động rõ ràng nhằm “dằn mặt” và gây thiệt hại cho tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ trong vụ va chạm ở vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông.

Trong đoạn video ghi lại toàn bộ sự việc xảy ra vào tháng 9. 2018, gây nên những lo ngại về leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Hoa Kỳ lên án Trung Quốc phá hoại an ninh ở Biển Đông

Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy thủy thủ đoàn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang di chuyển trên tàu khu trục Lanzhou (tàu Lan Châu, định danh NATO là “Luyang”- Lữ Dương ) đã chuẩn bị sẵn phao được thiết kế giảm tối thiểu tác động (nếu có) do vụ va chạm và bảo vệ thân tàu của lực lượng Hải quân Trung Quốc trong trường hợp xung đột giữa tàu tên lửa tấn công dẫn đường của Trung Quốc và chiến hạm USS Decatur của Hải quân Hoa Kỳ.

Ông Keith Patton, Phó chủ tịch của Ban nghiên cứu hoạt động chiến lược, Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ đánh giá, đoạn video cho thấy thủy thủ đoàn Trung Quốc thực sự tin tưởng rằng vụ va chạm sắp xảy ra.

“Đây có thể là trò chơi thách đố cổ điển “ai là gà” của tàu chiến Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phát đi tín hiệu làm leo thang căng thẳng nghiêm trọng thông qua quá trình chuẩn bị “phòng thủ” kỹ càng trước khi có va chạm, chuyên gia Patton nói.

Trò thách đố mà vị chuyên gia phân tích chính là lý thuyết trò chơi mà hai người chơi đối đầu nhau trên một con đường hẹp theo kiểu “dê đen dê trắng”. Nếu không ai tránh đường thì cả hai sẽ đâm vào nhau và cùng thua cuộc, nhưng nếu một người rút lui trước thì sẽ thua trước và bị gọi là “gà”.

Trái với quan điểm của chuyên gia Hoa Kỳ, ông Hu Bo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hàng hải tại Đại học Bắc Kinh thì nhìn nhận rất khác.

Ông mô tả việc lính Hải quân Trung Quốc chuẩn bị sẵn phao nhằm giảm thiểu thiệt hại cho tàu Lan Châu chỉ là một phản ứng tự nhiên trước tình huống tai nạn bất ngờ có thể xảy ra.

Theo South China Morning Post, video mới nhất được công bố cho vào tuần trước, theo yêu cầu đáp ứng quyền tự do tiếp cận thông tin được gửi cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ trước đó.

The Post lần đầu tiên tiết lộ video về cuộc chạm trán căng thẳng vài tuần sau khi sự việc xảy ra vào tháng 9 năm 2018, cùng với một bản ghi thông tin liên lạc cho thấy phía Trung Quốc lên tiếng cảnh báo tàu Mỹ sẽ “lãnh hậu quả” nếu không thay đổi lộ trình tuần tra hàng hải.

Lộ clip tàu Trung Quốc cố tình va chạm với chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông

Vào thời điểm xảy ra sự cố va chạm, giới chức Hoa Kỳ cáo buộc tàu Trung Quốc “hành xử thiếu văn minh, chuyên nghiệp”- thực hiện đợt diễn tập thiếu an toàn và không ảnh hưởng đến đối phương bằng cách di chuyển tàu trong phạm vi 45 mét gần tàu khu trục USS Decatur đang thực hiện hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên khu vực gần quần đảo Trường Sa.

Mỹ và Trung Quốc: Ai đang vạch áo cho người xem lưng?

Về phần mình, thời gian qua, Bắc Kinh luôn đòi quyền lợi lịch sử đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông. Trung Quốc cáo buộc phía Hoa Kỳ thực hiện các hành động khiêu khích và vi phạm các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế dựa trên những chuẩn mực, nguyên tắc chung của vụ việc.

Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan

Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ chưa được khai thác và chuyên chở khoảng một phần ba số lượng hàng hóa vận chuyển toàn cầu, đã trở thành một trong điểm nóng lớn trong cuộc cạnh tranh leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

Đặc biệt, Bắc Kinh đã tiến hành quân sự hóa, xây dựng nhiều tiền đồn xung quanh các rạn san hô và đảo nhỏ trong vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cho phép triển khai hệ thống tên lửa, trạm radar và hàng trăm máy bay tiêm kích.

Năm 2016, Tòa án trọng tài quốc tế đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, “đường lưỡi bò” mà theo đó Bắc Kinh tuyên bố hầu hết chủ quyền với Biển Đông là không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

Washington, không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này nhưng cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa các vùng biển quốc tế, tiến hành tuần tra hàng hải thường xuyên gần các thực thể tranh chấp nhằm thách thức các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc và giữ cho vùng biển Đông trở nên mở trong qua trình vận chuyển quốc tế.

Về phần mình, Bắc Kinh tuyên bố Washington tuần tra hàng hải là mối đe dọa đối với chủ quyền, hòa bình và an ninh khu vực.

Việt Nam nêu rõ lập trường về Biển Đông với Trung Quốc

Ông James Homles, giáo sư về chiến lược hàng hải tại Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho biết việc công khai các quan điểm của Mỹ về hàng hải đem lại một số lợi thế chiến lược đối với Washington.

“Có hai phương cách để tiếp cận chính sách nhất quán của Mỹ như vậy đó chính là công khai và riêng tư”, ông James Homles cho biết.

Vị này lý giải, một cách công khai nghĩa là mọi thứ đều rõ ràng trên báo chí, v.v., còn mang nghĩa riêng tư sẽ là Bắc Kinh và chính quyền khu vực sẽ chỉ là “khán giả”. Dù bằng cách nào cũng hoàn thành mục đích pháp lý, đưa ra tuyên bố rằng các yêu sách của Trung Quốc là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc “kiềm chế kín đáo” mang lại cho Trung Quốc một lợi thế ngoại giao ở chỗ họ có thể miêu tả chúng ta đang dần thua cuộc trong cuộc đối đầu này.

Chuyên gia Hu Bo nói rằng Washington với sự hiện diện ngày càng rõ rệt trong khu vực vùng biển tranh chấp phù hợp với mục tiêu chính trị và chính sách nngoại giao cởi mở của Mỹ là thách thức nhằm vào chính phủ Trung Quốc, thay vì chỉ phản ánh những nỗ lực nhằm duy trì các quy tắc hàng hải quốc tế.

“Tôi không chắc chắn lắm về ý định của Hoa Kỳ liên quan đến việc tiết lộ thông tin các hoạt động quân sự của mình”, ông Hu Hu nói. Nhưng có một điều rất rõ ràng: Hoa Kỳ, với sự trợ giúp của truyền thông, đã khiến FONOP và các hoạt động quân sự khác của họ mang nhiều sắc thái chính trị và tính chiến lược hơn”.
Thảo luận