Trung Quốc đẩy các hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ khỏi thị trường Ấn Độ

Trung Quốc đã đẩy các nhà sản xuất ô tô Mỹ khỏi thị trường Ấn Độ. Gần đây General Motors đã bán lại nhà máy của mình ở Ấn Độ cho hãng xe Great Wall của Trung Quốc.
Sputnik

Trước đó Ford đã ký thỏa thuận về chuyển hầu hết hoạt động kinh doanh cho một liên doanh với công ty địa phương Mahindra & Mahindra. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ đang rời khỏi thị trường Ấn Độ, và thậm chí giảm xuất khẩu sản phẩm đến nước này. Đồng thời, Trung Quốc đang cố gắng chiếm thị phần ngày càng tăng của thị trường ô tô ở Ấn Độ.

General Motors đã ngừng bán những chiếc xe của hãng tại Ấn Độ vào cuối năm 2017. Đối với nhà sản xuất ô tô Mỹ, thị trường này hóa ra hoàn toàn không có lợi, mặc dù đã có một số dự báo về việc Ấn Độ có thể trở thành thị trường xe hơi lớn thứ ba trên thế giới. Công ty GM chỉ chiếm 1% thị phần tại Ấn Độ. Sau đó công ty quyết định rằng, họ sẽ sử dụng các cơ sở sản xuất ở Ấn Độ để cung cấp sản phẩm của mình cho các nước thứ ba, chủ yếu cho Mexico và các nước Mỹ Latinh. Đại diện GM giải thích rằng, quyết định này là một phần trong chiến lược của công ty: nhà sản xuất ô tô có kế hoạch tập trung vào các thị trường có sức mua lớn hơn.

Về phần mình, Great Wall gưi gắm nhiều hy vọng cho sự phát triển ở Ấn Độ. Công ty lưu ý rằng, việc mua lại nhà máy GM ở Maharashtra sẽ giúp Great Wall chính thức thâm nhập thị trường Ấn Độ. Theo Phó Chủ tịch Great Wall ông Liu Xiangshan, Ấn Độ có tiềm năng to lớn, nhờ đầu tư ổn định, nền kinh tế địa phương đang phát triển nhanh chóng. Ông cũng nói rằng, công ty sẽ giới thiệu Haval và Great Wall EV tại Triển lãm ô tô quốc tế New Delhi sắp tới để khởi động việc thực hiện chiến lược chính thức của Great Wall.

Trung Quốc đẩy các hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ khỏi thị trường Ấn Độ
Nhà máy ở Ấn Độ sẽ sản xuất 150-160 nghìn xe mỗi năm. Đây là cơ sở sản xuất thứ hai bên ngoài Trung Quốc. Vào năm 2014, Great Wall đã đưa vào hoạt động nhà máy đầu tiên tại Nga. Tại sao công ty dựa vào thị trường Ấn Độ, trong khi các nhà sản xuất ô tô phương Tây đang rời khỏi thi trường này? Có mấy yếu tố tác động đến quyết định này. Một mặt, Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới và có tiềm năng to lớn. Nhưng, mặt khác, đây là một trong những thị trường phức tạp nhất thế giới, - chuyên gia Yu Longyu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Báo Trung Quốc: Xe VinFast quá đẹp, các hãng xe của chúng ta nên sợ đi là vừa!

“Cá nhân tôi đánh giá tỷ lệ thành công của công ty Trung Quốc tại thị trường Ấn Độ ở mức 70-80%. Ấn Độ là một trong những thị trường lớn nhất cho các sản phẩm công nghiệp. Nhưng, đây cũng là một trong những thị trường phức tạp nhất. Theo tôi biết, Ấn Độ vẫn đang phấn đấu phát triển ngành công nghiệp của riêng mình. Trước đây Ấn Độ đã tập trung phát triển dịch vụ văn phòng và ngành CNTT để trở thành văn phòng phía sau của thế giới. Và bây giờ vị thế của văn phòng thế giới mang lại cho đất nước cả lợi thế và vấn đề. Văn phòng thế giới không thể giải quyết vấn đề việc làm ở Ấn Độ. Đây là đất nước rộng lớn với một số lượng lớn dân số trẻ. Do đó, Ấn Độ cần phải tạo nhiều việc làm trong ngành sản xuất. Nhưng, quá trình phát triển ngành công nghiệp ở Ấn Độ là không dễ dàng. Bởi vì trong lớp trẻ có một tỷ lệ rất lớn những người mù chữ. Họ thậm chí không hiểu nổi các sơ đồ và chỉ có thể làm công việc đơn giản nhất. Các cơ sở sản xuất công nghệ cao như công nghiệp ô tô cần tuyển các nhân viên lành nghề. Vì vậy, quá trình phát triển ngành công nghiệp này ở Ấn Độ gặp vấn đề. Tất nhiên, vẫn có niềm tin vào sự thành công. Tôi chắc chắn rằng, Great Wall quyết định thâm nhập thị trường Ấn Độ sau khi phân tích chuyên sâu. Nhưng, điều đó sẽ đòi hỏi những nỗ lực đáng kể từ các công ty Trung Quốc để cùng với các đối tác Ấn Độ phát triển thị trường này tới 100%”.

Một trong những nguyên nhân khiến các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lựa chọn thị trường Ấn Độ là bởi vì doanh thu trên thị trường nội địa Trung Quốc giảm dần trong 2 năm liền. Năm 2019, doanh số bán xe tại Trung Quốc đã giảm 8.2%. Một mặt, đã xảy ra bão hòa thị trường. Và mặt khác, sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại. Tình huống tương tự xảy ra trên thị trường điện thoại thông minh, doanh số bán hàng trên thị trường nội địa đã giảm mạnh. Sau đó, các nhà sản xuất Trung Quốc tập trung chú ý đến thị trường Ấn Độ, và chiến lược này đã mang lại kết quả. Năm ngoái, các nhà sản xuất Trung Quốc thống trị thị trường Ấn Độ. Có lẽ Great Wall quyết định áp dụng những kinh nghiệm này trên thị trường ô tô.

Trung Quốc đẩy các hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ khỏi thị trường Ấn Độ

Mặt khác, Great Wall đang hoạt động hiệu quả trên các thị trường mới nổi. Tại Nga, vào cuối năm 2019, Great Wall Haval cho thấy mức tăng 282%. Đây là chỉ số tốt nhất trong số các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trên thị trường Nga. Nói chung, phân khúc xe hơi Trung Quốc hóa ra là thành công nhất ở Nga. Mặc dù thị trường ô tô ở Nga năm 2019 giảm 2,3%, doanh số bán xe hơi do Trung Quốc sản xuất đã tăng 12,6%. Trong nhiều năm liền, thị phần của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc tại Nga đã không vượt quá vài phần trăm, nhưng, bây giờ xu hướng đã thay đổi. Năm ngoái, Great Wall đã bán được 12.284 xe,  nhiều hơn, ví dụ, doanh số của Volvo, Land Rover hoặc Subaru.

Trung Quốc đẩy các hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ khỏi thị trường Ấn Độ
Có lẽ thành công này có thể được giải thích bằng việc các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cải thiện chất lượng sản phẩm. Bây giờ đây không còn là phương tiện giao thông thô sơ nhất (ở các nước đang phát triển có đủ các nhà sản xuất những sản phẩm như vậy). Đây là những chiếc xe khá tốt đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, nhưng với mức giá thấp hơn so với các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc châu Âu. Vì vậy, chiến lược này có thể thành công trên thị trường Ấn Độ.

Thảo luận