Đòn trả đũa: Iran đang chuẩn bị đánh sập thị trường Mỹ

Trump đã nói rõ rằng, ông sẽ không chiến đấu với Iran và sẽ tiếp tục chính sách trừng phạt kinh tế. Nhưng các chuyên gia cảnh báo: Tehran có thể cố tình leo thang xung đột. Kết quả sẽ là sự sụp đổ của các sàn giao dịch Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Sputnik

Dự báo này được đưa ra bởi một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới Nouriel Roubini. Sau đây là bài của Sputnik về lý do tại sao kịch bản này là khá thực tế.

Ngoại trưởng Iran gọi việc đưa ra các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran là "khủng bố kinh tế"

Nuốt lời

Sau khi Không quân Hoa Kỳ giết Tướng Qasem Soleimani của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran vào đêm 3 tháng 1 tại Iraq,Tehran thông qua luật liệt Bộ Quốc phòng Mỹ vào danh sách tổ chức khủng bố và có ý định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Iran hứa sẽ trả thù tàn khốc và đòi người Mỹ rút khỏi khu vực Trung Đông. Vào đêm 8/1, lực lượng IRGC đã phóng hàng chục tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Iraq.

Đã có vẻ rằng, cuộc chiến lớn giữa Mỹ và Iran không thể tránh khỏi. Nhưng, đáp trả hành động đó, Donald Trump chỉ hứa sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran.

"Không có người Mỹ nào bị tổn hại trong cuộc tấn công đêm qua của chế độ Iran. Chúng ta không chịu thương vong”, - Trump cho biết và nói thêm rằng, Iran dường như đang lùi bước, và đó là điều tốt cho tất cả các bên liên quan và là điều rất tốt cho thế giới.

Sau đó, Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ (CENTCOM) xác nhận rằng 11 lính Mỹ bị thương do tên lửa Iran. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn không thay đổi lập trường hòa giải.

Ông Khamenei nói về cuộc tấn công của Iran vào căn cứ của Mỹ ở Iraq

Các nhà quan sát lưu ý, rõ ràng Trump đang trốn tránh những tuyên bố hung hăng đã vang lên ngay sau vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani. Khi đó, ông hứa sẽ tấn công các mỏ dầu và cơ sở văn hóa của Iran.

Vụ giết hại tướng Qasem Soleimani và cuộc tấn công trả đũa của Iran vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông đã khiến giá dầu và kim loại quý tăng mạnh. Vào giữa tháng 1, giá dầu thô của Brent đã tăng đến 71,5 USD/thùng, còn giá vàng lên mức cao nhất trong bảy năm. Mặc khác, các chỉ số trên các sàn giao dịch ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á đã giảm.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích cho rằng, Washington và Tehran sẽ không leo thang xung đột. Kết quả là chỉ số chứng khoán S & P 500 đạt kỷ lục mới. Các nhà đầu tư đều cho rằng, cả hai bên đều không muốn làm trầm trọng thêm tình hình, và nếu điều đó xảy ra thì hậu quả kinh tế sẽ là không đáng kể.

Iran có thể giáng đòn trả đũa

Quan điểm này là quá lạc quan, ông Nouriel Roubini, chuyên gia nổi tiếng thế giới về tài chính toàn cầu, chắc chắn.

Theo ông, Iran không chỉ có đủ khả năng mà còn có lý do để làm cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Rốt cuộc, kết quả sẽ là sự gia tăng giá dầu, suy thoái kinh tế toàn cầu và, có lẽ, việc thay đổi chính quyền ở Hoa Kỳ.

Ông Roubini nhấn mạnh: các thị trường chưa hiểu tình huống này là nguy hiểm đến mức nào. Bây giờ Hoa Kỳ phụ thuộc ít hơn vào dầu nhập khẩu so với trước đây, nhưng ngay cả một sự tăng giá nhỏ có thể gây ra suy thoái như đã từng xảy ra trong năm 1990.

Truyền thông: Quốc hội Iran xem xét các biện pháp đối phó với Mỹ
"Cú sốc dầu này sẽ tác động mạnh đến chi tiêu của Mỹ, làm giảm nhu cầu nội địa, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Các nhà nhập khẩu dầu lớn nhất, như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng sẽ chịu thiệt hại. Các ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất do giá dầu tăng, nhưng, họ cũng không còn khả năng hạ thấp lãi suất", - ông Roubini nhận xét trong bài báo trên Project Syndicate.

Ngoài ra, Tehran có thể phong tỏa eo biển Hormuz. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là điều khiến Trump kiềm chế tính hung hăng.

Theo ước tính của JP Morgan, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, việc phong tỏa eo biển Hormuz kéo dài sáu tháng sẽ khiến giá dầu tăng đến150 USD/thùng và sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngay cả nếu dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz bị gián đoạn chỉ trong một tháng, một thùng sẽ tăng giá lên 80 đô la.

"Và việc tăng giá như vậy sẽ khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm ít nhất 10%, sẽ gây tổn thất nặng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Cú sốc sẽ lan sang các thị trường khác và chúng có thể sụp đổ 20%", - ông Roubini cảnh báo.

Các nhà phân tích khác cũng nói rằng, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran không thể mang lại điều gì tốt đẹp cho thị trường.

Hoa Kỳ thông báo cho HĐBA LHQ ý định sẵn sàng đàm phán với Iran
"Lợi suất trái phiếu giảm, hoạt động tích cực đã được quan sát trên thị trường chứng khoán Mỹ nay bị đình trệ, các nhà đầu tư đi đến các loại tiền tệ an toàn, chủ yếu là đồng yên Nhật Bản", - các chiến lược gia của Societe Generale ghi nhận.
"Cuộc xung đột này có thể làm tan vỡ niềm hy vọng vào việc khôi phục nền kinh tế toàn cầu. Tình hình trở nên phức tạp hơn do cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ", - các chuyên gia của Credit Agricole nhận xét.
"Nếu căng thẳng ở Trung Đông leo thang, các thị trường vốn trên thế giới sẽ sụp đổ cùng với chỉ số chứng khoán S & P 500 của Mỹ", - ông Alexander Razuvaev, người đứng đầu Trung tâm phân tích - thông tin “Alpari”, xác nhận.

Giá dầu thô Brent rất nhanh chóng sẽ xuống mốc 50 USD/thùng, và điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán Nga và tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp này, dự trữ tích lũy trong năm 2019 sẽ rất hữu ích cho ngân sách Nga.

Ông Nouriel Roubini ước tính xác suất của một cuộc chiến toàn diện giữa Hoa Kỳ và Iran là khá thấp - chỉ 20%. Tuy nhiên, theo ông, cơ hội khôi phục quan hệ giữa Washington và Tehran đến mức đã tồn tại trước vụ ám sát Qasem Soleimani thậm chí còn ít hơn: chỉ có 5%.

Thảo luận