Thứ hạng kỷ lục của Việt Nam trên bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu 2019

Mới đây, Báo cáo Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu 2019 (Global Innovation Index 2019) vừa được công bố cho thấy, trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là quốc gia đứng đầu bảng về chỉ số đổi mới sáng tạo.
Sputnik

Việt Nam xếp đầu bảng về chỉ số đổi mới sáng tạo trong nhóm cùng thu nhập

Báo cáo Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu 2019 (Global Innovation Index 2019) vừa công bố cho thấy, Việt Nam xếp đầu bảng về chỉ số đổi mới sáng tạo trong nhóm cùng thu nhập. Đầu xuân 2020, đây là một tin vui trong năm mới và là động lực cho Việt Nam tiếp tục những nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong tương lai.

Đây là báo cáo thường niên được thực hiện bởi tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Đại học Cornell (Mỹ) và trường Kinh doanh ISEAD. Báo cáo nhằm đánh giá một cách đa chiều những tiến bộ trong đổi mới sáng tạo của các quốc gia.

Thứ hạng kỷ lục của Việt Nam trên bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu 2019

Theo đó, WIPO và các đối tác sẽ tổng hợp cả các chỉ số về đầu vào và đầu ra, bao gồm những chỉ số về thể chế, nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phức tạp và cấu trúc thị trường (quy mô thị trường, các công cụ tài chính, đầu tư, nợ…), năng lực và kết nối của doanh nghiệp phục vụ đổi mới sáng tạo vi, sản phẩm đầu ra của hoạt động khoa học (xuất bản, bằng phát minh sáng chế) và các sản phẩm sáng tạo khác.

Hiện Việt Nam đứng thứ 42 trong tổng số 129 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được thứ hạng cao như vậy trong một bảng xếp hạng toàn cầu.

Thứ hạng kỷ lục của Việt Nam trên bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu 2019

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Philipines là các quốc gia được đánh giá là có thành tích ‘tốt hơn kỳ vọng’ trong mức thu nhập của mình.

Theo bảng xếp hạng năm nay, top 5 nước có thứ hạng cao nhất lần lượt là Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh.

Ngoài ra, hôm 20.1 vừa qua, trước thềm hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos Thụy Sĩ, Bloomberg đã công bố danh sách 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới năm 2020- Bloomberg 2020 Innovation Index.

Chờ đợi gì ở nền kinh tế Việt Nam 2020?

Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam lần thứ 2 góp mặt, đứng ở vị trí 57, tăng 3 bậc so với năm 2019.

Bloomberg xếp hạng các nền kinh tế nổi bật trên thế giới với khả năng sáng tạo và triển vọng sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mức độ sáng tạo của mỗi quốc gia được Bloomberg tính toán trên 7 tiêu chí chính, bao gồm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong tổng GDP, giá trị gia tăng của ngành sản xuất, năng suất lao động, mật độ công nghệ cao (tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ cao nội địa), hiệu quả của giáo dục bậc cao, mật độ nhà nghiên cứu và hoạt động bằng sáng chế.

Theo kết quả mà Bloomberg mới công bố, bên cạnh Việt Nam, trong khu vực Đông Nam Á còn có sự góp mặt của 3 quốc gia khác trong bảng xếp hạng năm nay: Singapore (vượt lên 3 bậc để xếp thứ 3), Malaysia (giảm một bậc, xuống xếp thứ 26) và Thái Lan (duy trì vị trí số 40).

Việt Nam phải đổi mới để tăng cường năng lực cạnh tranh

Việt Nam lần đầu lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới
TS. Lê Đăng Doanh đã có những phân tích sâu sắc về yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam – phải đổi mới để tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh công cuộc cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh. Kể từ năm 2016, mỗi năm Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP, trong đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo. Ngoài ra, nhà nước cũng tổ chức nhiều diễn đàn đối thoại với kinh tế tư nhân để lắng nghe, tiếp thu ý kiến và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam 2019 đã được nâng hạng bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Theo đó, thứ hạng của Việt Nam tăng lên 10 bậc, xếp thứ 67 trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Trong số đó, 8/12 tiêu chí của Việt Nam tăng điểm và tăng nhiều bậc. Có thể kể đến như: Ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc, Thị trường sản phẩm tăng 23 bậc, Mức độ năng động trong kinh doanh tăng 12 bậc, Năng lực đổi mới sáng tạo tăng 6 bậc, Thể chế tăng 5 bậc. Tuy vận, vẫn còn 3 tiêu chí tụt hạng và 1 trụ cột giữ vị trí không đổi. Cụ thể là: Ổn định kinh tế vĩ mô không thay đổi thứ hạng (64); Hệ thống tài chính dù có tăng 1,6 điểm, nhưng lại giảm 1 bậc; Kết cấu hạ tầng tăng 0,5 điểm, nhưng giảm 2 bậc (77); Y tế giảm điểm 0,5 điểm và tụt 3 bậc (71).

Đặc biệt, dù đã có nhiều tiến bộ quan trọng, song vị trí xếp hạng của Việt Nam trong khu vực còn khiêm tốn, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và rất cần được tiếp tục cải thiện.

Trong năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng xếp hạng Môi trường kinh doanh của Việt Nam lên 14 bậc. Song, theo báo cáo Môi trường kinh doanh của WB năm 2020, dù tăng điểm, Việt Nam vẫn tụt 1 bậc so với năm trước (70/167), do các nước khác có tiến bộ nhanh hơn.

Như vậy, dù không thể phủ nhận các tiến bộ đã đạt được, cần nhìn thẳng vào sự thật là các xếp hạng mà Việt Nam đạt được chỉ mới ở mức trung bình thấp, các chỉ số về thể chế, hạ tầng, chi phí ngoài pháp luật còn xếp rất thấp. Điều này cho thấy sự hạn chế năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ. Theo thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, 54% doanh nghiệp xác nhận phải chi các khoản chi ngoài pháp luật để “bôi trơn” trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Mối đe dọa đối với nền kinh tế và sức khỏe của cư dân Việt Nam
Đây cũng là lý do mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh, rằng phải tiến hành cải cách thể chế, xây dựng Nhà nước liêm chính, Chính phủ kiến tạo cho phát triển doanh nghiệp. Nhiều biên pháp đã được cộng đồng thế giới áp dụng có hiệu quả, có thể được sử dụng ở Việt Nam như: Xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình của người quyết định, thực hiện giám sát, kiểm soát quyền lực thông qua các tổ chức quần chúng, hiệp hội doanh nghiệp, báo chí...

Cần phải nhìn nhận, cuộc cải cách này rất khó khăn, gian khổ, đòi hỏi lòng dũng cảm và sự quyết tâm cao độ của toàn bộ máy hành chính, vì nó hạn chế các nhóm lợi ích, cắt giảm thu nhập ngoài pháp luật của viên chức, công chức, hiện đang lớn hơn nhiều lần đồng lương chính thức của họ. Một cách hiển nhiên, trước khi Nhà nước có thể cải cách tiền lương, giảm biên chế thì khó có ai có thể “tự vác đá ghè chân mình”.

Một yêu cầu cấp bách khác là giảm bớt chi phí về logistics để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Từ năm 2018, sức ép giảm chi phí rất lớn do thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa từ các nước ASEAN và các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với ASEAN và Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều về 0%. Nếu không giảm được chi phí, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà, doanh nghiệp sẽ bị suy yếu, thậm chí phá sản.

Năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp được chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học - công nghệ, sự sáng tạo. Máy ảnh kỹ thuật số đã thay thế máy ảnh phim; ô tô điện tự lái sẽ thay thế dịch vụ taxi trong những năm tới; năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió rồi sẽ thay thế điện than gây ô nhiễm... Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, ủng hộ tiến bộ khoa học - công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

Số lượng và chất lượng doanh nghiệp quyết định sức mạnh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nhắc đến Mỹ, người ta nghĩ đến Boeing, Microsoft, Apple,... Nhắc đến Hàn Quốc, ta nghĩ đến Samsung, Hyundai,.., đến Nhật Bản – Honda, Sony, Mitsubishi.

Số lượng doanh nghiệp trên 1.000 người dân là thước đo cho sự phát triển của kinh tế thị trường. So với các nước trong khu vực, số doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn quá ít và chưa có thương hiệu nào thật sự tiêu biểu cho quốc gia. Theo Sách trắng Doanh nghiệp của Tổng cục Thống kế xuất bản năm 2019, năm 2018 bình quân cả nước có 14,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân số trong độ tuổi lao động. Khu vực kinh tế tư nhân đăng ký theo Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm 9 - 10% GDP trong khi kinh tế hộ gia đình chiếm đến 31% GDP, doanh nghiệp tư nhân vẫn như “đứa trẻ chậm lớn”, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn “teo tóp” đi.

Liệu Mỹ có gây khó cho kinh tế Việt Nam 2020?
Mặc dù phải thừa nhận đóng góp của khu vực kinh tế hộ gia đình về tạo việc làm, đáp ứng nhanh nhạy trước nhu cầu thị trường, cũng phải thấy rằng năng lực cạnh tranh của khu vực này trên thị trường quốc tế là không có và cũng khó “có cửa” cạnh tranh trên thị trường nội địa trước làn sóng thâm nhập của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Ngoài ra, với nhiều vấn đề phát sinh như kinh doanh không đăng ký thương hiệu, không có nhãn hiệu hàng hóa, khu vực này đang cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp tư nhân.

 Để khắc phục, cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích kinh doanh đúng pháp luật, đồng thời có chế tài nghiêm minh với các hiện tượng bảo kê, bao che làm ăn phi pháp. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích người dân kinh doanh lành mạnh, có chiến lược dài hạn, đầu tư vào khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực. Để làm được điều này, cần cải cách quan hệ nhà nước với doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết lại, hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao sức cạnh tranh.

Thảo luận