Dòng người di cư không cứu châu Âu khỏi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học
Từ năm 2014, trong bản báo cáo của Ủy ban châu Âu được công bố tại Brussels đã có cảnh báo rằng tỷ lệ sinh đã giảm nhiều đến mức không còn đảm bảo sự sinh sản cần thiết, điều này dẫn đến sự suy giảm dân số tự nhiên ở nhiều nước châu Âu.
Dân số của một số quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, đang giảm và già đi tương đối nhanh hơn, tác giả giải thích. Tuy nhiên, triển vọng của châu Âu ở mức toàn cầu còn kịch tính hơn: theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số của lục địa này sẽ bắt đầu giảm vào năm tới. Và mặc dù châu Âu đang chấp nhận ngày càng nhiều những người di cư, Liên Hợp Quốc dự đoán đến năm 2050, tổng số người châu Âu sẽ giảm 5%, The Times viết.
Hơn nữa, nếu vào năm 1950, số người từ 65 tuổi trở lên chỉ chiếm 7,6% so với tất cả người châu Âu, thì vào năm 2050 ở Đức, con số này sẽ đạt 30,7% - và quốc gia này sẽ đứng ở vị trí thứ ba trong thống kê thế giới, theo tác giả bài viết. Theo sau Đức sẽ là Pháp với 26,6% và Vương quốc Anh, nơi sẽ có 24,9% cư dân trên 65 tuổi.
Châu Âu đã đạt đến "quá trình chuyển đổi dân chủ"
Theo các chuyên gia, sở dĩ châu Âu rơi vào tình trạng như vậy là vì vào thời hoàng kim sau chiến tranh, lục địa này là nơi đầu tiên đạt được sự chuyển đổi dân chủ, đặc trưng bởi mức độ sinh sản và tử vong thấp. Và sau đó, tỷ lệ sinh thậm chí còn giảm nhiều hơn do phụ nữ bắt đầu làm việc tích cực hơn và đạt được "cơ hội bình đẳng" với nam giới, do đó, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng quyết định không sinh con, The Times cho hay.
Ưu điểm của dân số già
Theo các chuyên gia, điều này cũng có thể có tác động có lợi cho môi trường và khiến thế giới “sạch hơn”: khi dân số bị giảm và già đi, ngày càng nhiều người có lối sống ít vận động và mức tiêu thụ năng lượng chung sẽ giảm. Do đó, khí thải độc hại vào khí quyển trong tương lai có thể giảm dần đến mức giữa thế kỷ trước, bài báo viết.