Bất ngờ cặp rắn quấn lấy nhau ở khu di tích anh em nhà Quang Trung-Nguyễn Huệ

Tại khu di tích An Khê Trường, thuộc quần thể Tây Sơn Thượng Đạo, nơi khởi nghiệp của ba anh em nhà Tây Sơn Quang Trung- Nguyễn Huệ xuất hiện hai con rắn cứ quấn lấy nhau vào đúng 12h trưa ngày 30 tết gây tò mò cho dân địa phương.
Sputnik

Cặp mãng xà quấn lấy nhau ở khu di tích An Khê Trường

Ngày 27.1, tại khu di tích An Khê Trường, một trong những di tích quần thể Tây Sơn Thượng Đạo ở thị xã An Khê, Gia Lai, trung tâm đồn lũy ban đầu của ba anh em nhà Tây Sơn vua Quang Trung- Nguyễn Huệ trong buổi đầu khởi quân, tập trung đông đúc người dân hơn thường lệ.

Nhiều người dân đổ về An Khê Trường để chứng kiến cặp mãng xà xuất hiện trong khuôn viên di tích lịch sử cấp quốc gia. Hai con rắn liên tục quấn lấy nhau không rời khiến người dân cảm thấy bất ngờ. Theo báo Thanh Niên, cặp mãng xà được những người trông coi di tích phát hiện khi chúng xuất hiện vào đúng 12h trưa ngày 24.1 tức 30 Tết Âm lịch Canh Tý 2020 tại sân khu di tích An Khê Trường.

Cặp rắn có chiều dài khoảng hơn 3 mét, bò cùng nhau trong khuôn viên di tích và dường như không sợ người.

Do sợ hãi và để tránh nguy hiểm, nhiều người dân tò mò chỉ dám đứng từ xa nhìn chứ không dám lại gần.

Bất ngờ cặp rắn quấn lấy nhau ở khu di tích anh em nhà Quang Trung-Nguyễn Huệ

Người lớn tuổi ở địa phương thì cho hay, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến sự việc lạ thường như vậy. Đúng 12h trưa ngày 30 Tết lại bất ngờ xuất hiện cặp mãng xà cứ quấn lấy nhau trong khu di tích An Khê Trường, nơi ghi dấu ấn của ba anh em nhà Tây Sơn.

Theo thông tin cập nhật, hiện cặp rắn vẫn chưa bò ra khỏi khuôn viên khu di tích. Chúng còn tiến đến hồ bông súng.

Những người trông coi khu di tích khuyến cáo người dân không được đến gần cặp rắn vì lo sợ nguy hiểm, đồng thời cũng tránh có những hành động làm tổn hại đến hai con vật.

Di tích Tây Sơn Thượng Đạo

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt
Tây Sơn Thượng Đạo tại Gia Lai gồm 16 di tích chia thành sáu cụm, nằm rải rác tại các huyện thị gồm: K’Bang, Kon Chro, Đắk Pơ và An Khê. An Khê Trường đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây không chỉ là chứng tích lịch sử oai hùng và truyền thống thượng võ vang danh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu và khám phá.

An Khê Trường là trường giao dịch, nơi giao tiếp của anh em nhà Tây Sơn với đồng bào Ba Na để tập hợp lực lượng, nơi nghĩa quân làm lễ khởi binh trước khi đưa quân xuống tiến đánh đồng bằng năm 1773.

Đồng thời, tại đây cũng có nhiều hạng mục kiến trúc cũ bị tàn tích thời gian bào mòn. Phải đến những năm 1920 để tưởng nhớ anh em nhà Tây Sơn, chính quyền sở tại và người dân mới khôi phục để kết hợp việc thờ cúng vua Quang Trung cùng các vị thần khác.

Năm 2020, thị xã An Khê tổ chức lễ kỷ niệm 249 năm khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-2020), 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2019).

Thảo luận