«Có hàng loạt cứ liệu lịch sử chứng tỏ rằng trong đội ngũ tham gia giải phóng khu trại tử thần Auschwitz ở Ba Lan có các bác sĩ từ thành phố Leningrad bị bao vây, chính những thầy thuốc Nga này đã tổ chức điều trị cho các tù nhân còn sống sót, nhờ đó họ đã thoát chết», - nhà sử học nói.
Ngày 27 tháng 1 đánh dấu kết thúc hai tội ác ghê rợn của bọn Đức Quốc xã
Ông Alexandr Dyukov nói rõ rằng ngoài các bác sĩ, trong số những người lính Hồng quân tiến vào giải phóng trại Auschwitz cũng có nhiều người xuất thân từ Leningrad, một năm trước đó đã chiến đấu phá vỡ vòng vây phát-xít phong toả thành phố quê hương.
«Trong tương quan đó, điều quan trọng cần lưu ý là mốc kết thúc hai tội ác của Đức quốc xã – diệt chủng Holocaust và phong tỏa – là và cùng một ngày, chỉ cách nhau một năm».
Ngày 27 tháng 1 năm 1944, quân đội Liên Xô đập tan vòng vây phong tỏa thành phố Leningrad, và vào ngày này của năm 1945, họ đã giải phóng Auschwitz.
«Sự trùng hợp ngẫu nhiên này cho cái nhìn biện chứng về chuỗi tội ác của bọn Đức Quốc xã kết nối với nhau như thế nào, dù ở những địa điểm khác nhau», - sử gia Dyukov nhận xét.
Năm 2020 sẽ kỷ niệm 75 năm chiến thắng chủ nghĩa phát-xít trong Thế chiến II.