Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam

Trong khi Vinpearl Air của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xin rút, Vietnam Airlines và Vietjet duy trì thị phần khá ổn định, thì hãng hàng không Tre Việt Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết bứt tốc mạnh mẽ và muốn thực hiện tham vọng chia lại thị phần hàng không Việt Nam.
Sputnik

Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam

Theo số liệu mới nhất mà Cục Hàng không Việt Nam công bố, bức tranh thị phần hàng không những tháng cuối năm 2019 của Việt Nam biến động khó lường. Trong khi, Vinpearl Air đã tuyên bố rút lui hôm 14.1, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá, “miếng bánh” thị phần hàng không Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước hướng đến, theo đó, tính cạnh tranh trên thị trường hàng không sẽ ngày càng khốc liệt.

Trong tháng 12. 2019, hãng hàng không Tre Việt Bamboo Airways vươn lên chiếm tới 12,3% thị phần. Tức trong gần một năm bước vào kinh doanh, khởi điểm chỉ với 2% trong tháng 1.2019, mức tăng của Bamboo Airways đã gấp 6 lần.

Đối với các hãng hàng không đã hoạt động lâu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hay tính ổn định tại thị trường Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Air đều ghi nhận tỷ lệ khả quan.

Vì sao tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng dự án Vinpearl Air?
Theo đó, Vietnam Airlines chiếm 33,3% thị phần, giảm nhẹ so với mức 34,5% hồi đầu năm 2019. Vietjet đang nắm giữ 42.2% thị phần vào tháng 12.2019 so với mức 41,2% trong tháng 1.2019.

Chỉ có VASCO và Jetstar Pacific đều sụt giảm thị phần tải cung ứng. Jetstar Pacific hiện đang nắm 10,6% thị phần và VASCO chỉ vẻn vẹn có 1,9%.

Tăng trưởng mạnh mẽ và mang tính bứt phá nhất chắc chắn phải kể đến Bamboo Airways. Hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết được phép cất cánh chính thức từ tháng 1.2019, khởi đầu khá muộn so với những đối thủ hàng đầu trên thị trường nhưng lại đạt mức tăng trưởng mạnh. Như đã nêu, trong tháng 12.2019, Bamboo Airways chiếm tới hơn 12,3% thị phần, gấp 6 lần so với mức 2% hồi đầu năm.

Như tuyên bố từng đưa ra khi bắt đầu thành lập hãng hàng không Bamboo Airways, đứa con cưng của tỷ phú FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định sẽ nỗ lực tự tạo mới nguồn khách chứ không đi giành khách của các hãng đang vận hành trên thị trường.

Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho biết, sự tăng trưởng lượt khách trung bình trên toàn thị trường trong năm 2019 đạt 13%, cho thấy có sự mở rộng về dung lượng thị trường.

Tuy nhiên, biến động thị trường hàng không Việt Nam trong năm 2019 vừa qua cho thấy có sự chuyển dịch đáng kể trong thói quen lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hàng không trong nhóm khách hàng lâu năm sẵn có.

Trong năm 2020 này, đáng chú ý, Bamboo Airways tuyên bố sẽ hướng đến mục tiêu 30% thị phần vận tải, cung ứng hàng không.

Vì sao Bộ GTVT khuyến cáo Vietnam Airlines vụ mua thêm 50 máy bay?
Tính đến cuối năm 2019, Bamboo khai thác ước đạt 20.000 chuyến. Hiện hãng đã khai thác 34 đường bay trong nước và quốc tế, trung chuyển gần 2 triệu lượt khách, tỷ lệ đúng giờ 94%, cao nhất toàn ngành hàng trong trong năm 2019.

Chưa hết, Bamboo Airways được bình chọn là 1 trong 100 sản phẩm, dịch vụ tin và dùng được người tiêu dùng bình chọn trong năm 2019. Hãng nhận danh hiệu “Hãng hàng không có dịch vụ tốt nhất” trong nhóm ngành du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản.

Dự kiến, hãng sẽ đạt quy mô đội máy bay 30 chiếc vào quý 1.2020. Bamboo có lợi thế lớn ở đường bay tới các điểm du lịch kết hợp hệ thống nghỉ dưỡng của tập đoàn mẹ là FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết.

Lãnh đạo hãng cho biết sẽ tiếp tục mở các đường bay quốc tế tới các thị trường mới mà chưa có hãng nào tại Việt Nam khai thác, cũng như đặt tham vọng mở đường bay thẳng tới Mỹ vào cuối năm 2019 đầu 2020.

Điều gì đang xảy ra đối với hàng không Việt Nam?

Việt Nam những năm qua vẫn luôn duy trì mức tăng trưởng 13%- 14% liên tiếp, với dải đất hình chữ S, cùng chiều dài đất nước hơn 2.300km, 95 triệu dân, kết hợp chính sách cởi mởi của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hàng không Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư.

Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam

Theo tuyên bố của ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam, hiện thị trường hàng không Việt đang quy tụ 68 hãng hàng không nước ngoài đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khai thác cùng với 5 hãng hàng không trong nước như VietJet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, VASCO và Vietnam Airlines.

“Các hãng hàng không đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng và 28 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, 5 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 48 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 7 thế giới và thứ 3 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ tăng trưởng hàng không. Việc một số doanh nghiệp xếp hàng xin giấy phép kinh hàng không trong thời điểm này cũng là dễ hiểu”, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết.

Giới siêu giàu Việt Nam 2019: Những cái bắt tay ngàn tỷ và biến động bất thường
Việc Vingroup quyết định rút khỏi lĩnh vực vận tải hàng không gây nhiều bất ngờ cho các chuyên gia và giới đầu tư bởi từ trước đến nay, Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đều có chiến lược kinh doanh cụ thể, hợp lý, nếu đã quyết định “đánh” vào lĩnh vực nào thì đều có những đánh giá, nghiên cứu rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi rót tiền đầu tư. Do vậy, Tập đoàn Vingroup đã công bố chính thức rút Công ty cổ phần Hàng không Vinpearl Air sau khi đã được cấp Giấy phép khai thác tàu bay AOC khi chưa một lần cất cánh gây nhiều luồng ý kiến.

Mặc du tuyên bố hãng sẽ đóng cửa, tuy nhiên Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không - VinAviation vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, duy trì hoạt động theo cam kết với các học viên. Trước đó, ngày 24.7.2019, tập đoàn Vingroup công bố hợp tác với tập đoàn CAE (Canada) trong việc đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không.

Trước Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng cũng đã từng gây xôn xao dư luận, bởi thời điểm xin cấp giấy phép vận tải hàng không, đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động ở Việt Nam.

Hãng Indochina Airlines được thành lập vào tháng 5 năm 2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, với tên giao dịch AirSpeedUp JSC, với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, ngày 17 tháng 10 năm 2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương.

Doanh nhân, nhạc sĩ Hà Dũng gây choáng ngay từ khi chưa đi vào hoạt động, trong chuyến đi tháp tùng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2008, đại gia Hà Hùng Dũng đã ký mua 10 chiếc máy bay Boeing 737, dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.

Việt Nam chính thức thêm hãng hàng không mới
Tuy nhiên, thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và để khởi động nhanh chóng và vượt trước các đối thủ cạnh tranh VietJet Air và Mekong Air, hãng cấp tốc thuê 2 máy bay Boeing 737-800 từ hãng Travel Service của Cộng hòa Séc với giá thuê 15 tỷ/tháng, trong khi vốn của hãng chỉ là 200 tỷ.

Chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng cất cánh từ ngày 25 tháng 11 năm 2008 với các chuyến bay xuất phát từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Động thái này làm bất ngờ các đối thủ cạnh tranh và đưa hãng trở thành hãng hàng không tư nhân Việt Nam đầu tiên đi vào hoạt động.

Chỉ sau một năm vận hành, Indochina Airlines đã gặp khủng hoảng lớn năm 2009 và đến cuối năm 2011, hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng đã không còn thị phần trong lĩnh vực hàng không Việt Nam.

Air Mekong của đại gia nuôi tôm Đoàn Quốc Việt cũng gặp số phận tương tự và cũng đã bị Bộ Giao thông vận tải rút giấy phép kinh doanh đầu năm 2015.

Nhiều đại gia vẫn muốn giành miếng bánh thị phần hàng không Việt Nam

Dù Vinpearl Air xin rút, Kite Air chưa thấy tín hiệu gì, nhưng Hãng hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) lại xin cấp phép bay. Đây là hãng hàng không liên doanh giữa Công ty TNHH Một Thành viên hàng không Vietstar, Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Chưa mấy người nắm được thông tin về hãng hàng không Ngôi sao Việt. Vietstar Airlines được thành lập vào giữa năm 2016 với mức vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện Vietstar Airlines vẫn chưa thể cất cánh. Khó khăn mà Vietstar Airlines đối mặt là chọn sân bay Tân Sơn Nhất làm căn cứ. Trong khi đó, nhà ga T3 mới chưa được xây dựng. và cảng hàng không này liên tục bị tắc nghẽn.

Một cái tên khiến báo chí tốn nhiều giấy mực thời gian qua chính là hãng hàng không Vietravel. Được biết, doanh nghiệp này đã trình Bộ GTVT hồ sơ thành lập Hãng hàng không Lữ hành du lịch Việt Nam - Vietravel Airlines với mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, 100% vốn của Vietravel. Với việc chọn cảng hàng không Phú Bài, hãng này tự tin tuyên bố dự kiến bay vào tháng 1.2020.

Thu lời hàng trăm tỷ từ cho thuê máy bay
Nhưng tính đến thời điểm này, 28.1, vẫn chưa thấy Vietravel cất cánh. Theo đánh giá của Bộ GTVT, mô hình khai thác gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chueyẻn hàng không trong nước và quốc tế đến các nước trong châu lục, góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng không Việt Nam và phát triển ngành du lịch lữ hành, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến phương án tài chính.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Giai đoạn 2008-2019, thị trường hàng không Việt Nam tăng trưởng bình quân 17,1% về hành khách và 13,8% về hàng hoá, là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực. So với năm 2008, sản lượng vận chuyển năm 2019 tăng gần 5 lần về hành khách và hơn 3 lần về hàng hoá. Mạng đường bay nội địa và quốc tế cũng tăng 2,4 lần.

Như vậy, thị trường hàng không đối mặt với áp lực rất lớn về hạ tầng và thiếu hụt nhân lực. Cụ thể, đội ngũ phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên kỹ thậut tàu bay, nhân viên mặt đất, không lưu ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng.

Các chuyên gia hàng không đều nhận định, những khó khăn này không chỉ tác động đến năng lực, chất lượng phục vụ mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của hãng hàng không.

Một tồn tại lớn đối với ngành hàng không Việt Nam trong những năm qua chính là việc chậm, hủy chuyến của các hãng. Dù đã được cải thiện trong thời gian vừa qua nhưng được dự báo có thể gia tăng nếu không có các giải pháp kịp thời từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố số liệu cho biết, tổng số chuyến bay bị chậm, hủy chuyến trong cả năm 2019 của các hãng hàng không Việt Nam là hơn 45.000 chuyến bay, tăng 0,25% so với năm 2018.

Bamboo Airways muốn chia lại thị phần hàng không Việt Nam

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, hàng không của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng không có nghĩa là tăng trưởng không có kiểm soát. Chẳng hạn như hãng hàng không Vietjet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đưa bao nhiêu tàu bay vào hoạt động, bay những đường bay nào đều phải có báo cáo chứng minh với cơ quan quản lý về số lượng người bổ sung, nhân viên giám sát, nhân viên vận hành, đặc biệt là lực lượng phi công, tiếp viên. Đặc biệt, tất cả những nhân sự này, hãng đều phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để kiểm soát chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn, quy định.

Bước sang năm mới 2020 này, dự kiến, miếng bánh thị phần hàng không Việt Nam sẽ còn được chia lại với những biến động bất ngờ từ các ông lớn vận tải hàng không.

Thảo luận