Nhà khoa học Nga: Tiểu hành tinh bay gần Trái đất không nguy hiểm

Moskva (Sputnik) - Tiểu hành tinh sắp bay gần Trái đất không gây ra mối đe dọa cho hành tinh này, ông Alexey Baigashov, người đứng đầu cộng đồng thiên văn của Đại học Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant (BFU) ở Kaliningrad cho biết.
Sputnik

Tiểu hành tinh nguy hiểm

Trước đó, NASA thông báo rằng tiểu hành tinh số 163373 có đường kính 440-990 mét sẽ tiếp cận Trái đất ở khoảng cách tối thiểu vào ngày 15/2 tới. Tiểu hành tinh được phát hiện vào năm 1995 và thuộc nhóm Apollo, có tuyến đường đi qua quỹ đạo Trái đất, vì vậy có khả năng gây nguy hiểm. Theo dữ liệu mở, lần tiếp theo, tiểu hành tinh này sẽ bay gần Trái đất vào năm 2075.

NASA tuyên bố về khả năng tiểu hành tinh nguy hiểm đến gần Trái đất
“Vào giữa tháng Hai, tiểu hành tinh bay tới mặt sau Trái đất, tiếp cận nó ở khoảng cách tối thiểu 0,039 đơn vị thiên văn. Trong các đơn vị đo lường thông thường của chúng ta, khoảng cách này là rất lớn - gần 6 triệu km. Để so sánh, Mặt trăng ở gần Trái đất hơn 15 lần, tiểu hành tinh sẽ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào, ngay cả nguy cơ giả thuyết đối với Trái đất và cư dân của nó" – ông Baygashov nói, dịch vụ báo chí của trường đại học dẫn lời ông.

Theo nhà khoa học, nêu tiểu hành tinh này va chạm với Trái đất thì sẽ gây ra hậu quả tai hại, vì năng lượng được giải phóng trong quá trình va chạm lớn gấp hàng nghìn lần vụ nổ nhiệt hạch mạnh nhất, nhưng xác suất của điều này là không đáng kể. Lần cuối cùng, một tiểu hành tinh lớn (khoảng 10 km) rơi xuống Trái đất 66 triệu năm trước, là nguyên nhân gây ra núi lửa Chikshulub ở Mexico và khủng long tuyệt chủng hàng loạt.

Thảo luận