Tiết lộ danh tính điệp viên trao phát minh hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô

Công dân Ba Lan Oscar Seborere đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo bom hạt nhân ở Liên Xô, The New York Times cho hay, dẫn nguồn tài liệu lưu trữ.
Sputnik

Kẻ phản bội đến Liên Xô

The New York Times tiết lộ danh tính điệp viên đã chuyển cho Liên Xô tài liệu kỹ thuật hạt nhân của Mỹ sau khi nghiên cứu tài liệu lưu trữ của FBI và các sử gia. Oscar Seborere xuất thân từ một gia đình người Do Thái Ba Lan, sau khi phục vụ trong quân đội năm 1945, ông ta chuyển đến Los Alamos, làm việc trong dự án Manhattan hai năm. Theo các nhà sử học, Seborere làm việc trong đơn vị phát triển kế hoạch phóng kíp nổ bom hạt nhân.

Ông Evgeniy Avrorin sáng chế gia lá chắn tên lửa-hạt nhân Nga từ trần

Năm 1951, liên lạc với tình báo Liên Xô, Oscar trốn khỏi Hoa Kỳ đến Liên Xô cùng với anh trai, vợ và mẹ vợ của anh trai. Các tài liệu xác định rằng Oscar Seborere định cư ở Moskva dưới tên là Smith. Xét theo dữ liệu lưu trữ, ở Mỹ, anh em nhà Saborere phải đối mặt với án tử hình vì các hành vi đã gây ra.

Các nhà sử học đã nhận thấy rằng, năm 1934, anh trai của Oscar là Stuart đã tham gia các lớp học toán với Julius Rosenberg. Năm 1953, Julius Rosenberg và vợ bị xử tử vì chuyển bí mật hạt nhân của Hoa Kỳ cho Liên Xô. Các tài liệu cho biết, Liên Xô đã mất rất nhiều thời gian để chế tạo bom hạt nhân tương tự bom Mỹ. Các chuyên gia cho rằng Oscar Seborere đã biết về cấu trúc của bom tốt hơn các đặc vụ khác.

Cuộc thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô diễn ra ngày 29 tháng 8 năm 1949. Tháng 3/1950, Liên Xô chính thức tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân.

Thảo luận