Không phải ai cũng hài lòng với chính sách Biển Đông của Trump

Tờ South China Morning Post đăng một bài viết dài của phóng viên John Power, người đã nghiên cứu nhiều đánh giá khác nhau về chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á.
Sputnik

Hoa Kỳ ngủ quên khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh ở Biển Đông

Nhà báo John Power đặc biệt lo ngại rằng Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh ở Biển Đông. Việc Trung Quốc tìm cách mở rộng và củng cố hơn hai chục hòn đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có tầm quan trọng đặc biệt. Bây giờ Trung Quốc đã có cơ sở cơ bản cho việc triển khai radar, bệ phóng tên lửa, máy bay, cho phép nước này kiểm soát chặt chẽ vùng nước biển Đông. Phải nói thêm rằng tháng 12 năm 2019, Trung Quốc đã cho ra mắt tàu sân bay đầu tiên do chính họ sản xuất. Ngoài ra, các chiến thuật đặc biệt của Trung Quốc góp phần củng cố vị thế của Bắc Kinh ở Biển Đông – phái ngư dân đến bờ biển Philippines, Việt Nam, Indonesia và các nước khác. Trong thực tế, những ngư dân này thực ra là lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang.

Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Đánh giá tất cả những điều này, Đô đốc F. Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, cho biết: đến năm 2030, nhờ sự tái xây dựng các đảo và phát triển hạm đội, lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ trở thành trở ngại thực sự cho các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Theo ông, Trung Quốc hiện có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông, còn Hoa Kỳ thì bất lực trong việc đối phó vời điều đó. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 430 tàu mặt nước và 100 tàu ngầm, gấp đôi so với Hải quân Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ D. Trump ngày càng thường xuyên bị gọi là có lỗi trong tình trạng này. Nhiều người cho rằng sự can dự của Mỹ vào các vấn đề khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm đáng kể dưới thời tổng thống này. Kết quả là, theo các cuộc khảo sát cư dân các nước ASEAN của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, gần một nửa số người được hỏi không tin rằng Hoa Kỳ có thể đảm bảo an ninh cho các quốc gia Đông Nam Á.

Những con diều hâu đang hướng tới điều gì?

Trong khi đó, các cuộc thăm dò tương tự cho thấy 54% cư dân các quốc gia Đông Nam Á sẽ chọn Hoa Kỳ nếu họ phải chọn bên nào trong cuộc xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông. Những thông tin như vậy rõ ràng truyền cảm hứng cho một số "diều hâu" hiếu chiến của Mỹ, những người có lợi ích mà John Power thể hiện. Ông cho rằng, một trong những lựa chọn cho phản ứng của Mỹ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc là phải triển khai các tên lửa mới tầm trung và tầm ngắn trong khu vực châu Á. Như đã biết, sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận với Moskva về việc giới hạn tên lửa lớp này, Hoa Kỳ bắt đầu tăng tốc chương trình sản xuất tên lửa, nhưng vẫn chưa được các nước châu Á chấp nhận cho bố trí các tên lửa này trên lãnh thổ của họ.

Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông

Phản ứng thứ hai đáp trả việc Trung Quốc củng cố tiềm năng quân sự ở Biển Đông là phải có được các căn cứ mới ở châu Á. Hiện tại các căn cứ quân sự mà Mỹ có ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam nằm cách biển Đông khá xa. Theo John Power, Washington sẽ "làm việc" với các quốc gia như Úc, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam để xin phép họ triển khai quân đội trên lãnh thổ của họ.

Tùy chọn thứ hai thậm chí còn ít khả năng hơn tùy chọn thứ nhất. Hà Nội, Delhi và Manila đều coi việc cấm quân đội nước ngoài vào lãnh thổ của họ và từ chối triển khai các căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của họ là nguyên tắc cơ bản.

Theo cách riêng của mình, bài báo của John Power có tính cảnh báo. Điều đó cho thấy Mỹ đang thất thế với Trung Quốc trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo khu vực, nhưng có những lực lượng vẫn sẵn sàng sử dụng các phương pháp cực đoan để đảo ngược tình thế. Những kế hoạch như vậy rất nguy hiểm cho nền chính trị thế giới và các nước Đông Nam Á. Bởi vì, theo tục ngữ phương Đông, khi trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi chết.

Thảo luận