Bài viết sau đây của Sputnik nói về những căn bệnh mà con người bị nhiễm sau khi tiếp xúc với động vật.
Lạc đà bướu đơn
Mùa thu 2012, một bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi do virus đã được đưa đến bệnh viện ở Ả Rập Saudi.
Xét nghiệm cho thấy mầm bệnh lạ từ virus Corona. Khi đó, 2500 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận tại 27 quốc gia. Hầu hế bệnh nhân là người Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hàn Quốc.
Virus MERS-CoV (hội chứng hô hấp cấp tính ở Trung Đông) không dễ lây lan. Từ người này sang người khác, bệnh chỉ được truyền đi với sự tiếp xúc rất gần gũi. Nhưng tỷ lệ tử vong cao bất thường. Theo WHO, gần 40 % bệnh nhân đã chết vì các biến chứng do nhiễm trùng - viêm phổi và suy thận.
Năm 2013, nhóm các nhà khoa học quốc tế thuộc Viện Sức khỏe và Môi trường Quốc gia (Hà Lan) đã tìm thấy kháng thể kháng MERS-CoV trong máu lạc đà một bướu. Tại Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nơi hầu hết bệnh nhân được báo cáo, người ta sử dụng những con vật này để đi lại, ăn thịt và uống sữa.Virus lây nhiễm tại đây, nhờ đột biến mà nó có thế sống sót trong cơ thể người.
Sau khi giải mã gen MERS-CoV, các nhà nghiên cứu cho rằng mầm bệnh xuất hiện từ dơi, truyền đến lạc đà và từ chúng mà truyền sang người.
Đến tháng 7 năm 2015, các nhà khoa học đã phát triển một loại vắc-xin cho thấy hiệu quả cao. Có lẽ sự phát triển đó sẽ có ích trong cuộc chiến chống virus Corona hiện tại của Trung Quốc, WHO lưu ý.
Lây nhiễm từ chuột
Sốt Ebola - một vấn đề lớn ở các nước châu Phi - đã lan từ cáo bay và khỉ ăn cua (khỉ đuôi dài) sang người. Lần đầu tiên người ta biết đến bệnh này vào năm 1976. Khi đó, trong số 600 trường hợp nhiễm bệnh có gần 400 người chết. Thảm họa thực sự đã nổ ra vào năm 2014-2015, khi 11 000 trong số 28 000 người nhiễm bệnh ở 11 quốc gia bị chết vì Ebola.
Điểm đặc biệt của virus là không thể điều trị được và vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân, thậm chí khi đã bình phục. Gần đây, dấu vết của virus Ebola đã được phát hiện ở động vật và người ở xa khu vực dịch bệnh.
Tuy nhiên, có thể tránh được dịch bệnh chết người. Vắc-xin virus Ebola, được phát triển vào năm 2016, đã được chứng minh là có hiệu quả 100%.
HIV từ khỉ
Năm ngoái, các nhà khoa học đã xác lập được chủng mới của virus gây suy giảm miễn dịch ở người – chủng thứ mười. Chủng đầu tiên được phân lập từ máu của bệnh nhân vào năm 1983. Sau đó, ngay lập tức hai nhóm nghiên cứu từ Pháp và Hoa Kỳ độc lập với nhau đã mô tả một loại virus chưa được biết đến trước đó. Năm 2008, họ đã được trao giải thưởng Nobel cho việc này. Đến nay, virus gây suy giảm miễn dịch đã cướp đi hơn 32 triệu mạng sống.
Theo thông tin của Đại học Oxford, HIV đến từ Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo. Ở đó, bệnh từng được ghi nhận vào những năm 1920. Có lẽ, lúc đầu con người bị nhiễm bệnh từ tinh tinh. Sau đó mầm bệnh đột biến và thích nghi với cơ thể người. Mười bảy năm sau, HIV xâm nhập vào thủ đô của Cộng hòa Congo. Vào những năm 1960, khu vực này đã trải qua đại dịch HIV đầu tiên trên diện rộng.
Rồi sau đó virus lây lan đến Haiti và Jamaica, đến Hoa Kỳ. Ở Liên Xô, người nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1987.
Ngày nay ở Nga có hơn 1 triệu người nhiễm HIV, ở Trung Quốc hơn 577 000 người. Đến bây giờ vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân có chẩn đoán như vậy. Thuốc chỉ có thể ngăn chặn, không cho vi-rút nhân lên mà thôi. Khi người dùng uống thuốc, anh ta khỏe mạnh về mặt lâm sàng. Trên thế giới đã ghi nhận ba trường hợp phục hồi hoàn toàn sau khi ghép tủy xương từ người hiến tặng có đột biến gen hiếm CCR5 - người mang mầm bệnh miễn dịch với HIV. Nhân tiện nói thêm, các cơ quan y tế Trung Quốc đang thử nghiệm phương pháp chữa trị HIV của Mỹ để điều trị virus Corona chủng mới.