Trừng phạt sự tái sinh: Hoa Kỳ đưa ra một lý do mới để gây áp lực với Trung Quốc

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật trừng phạt những quan chức Trung Quốc dường như can thiệp vào việc chọn lựa người thay thế Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng.
Sputnik

Tài liệu lưu ý rằng, việc tìm kiếm tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện theo nghi thức riêng, đây là quyết định tôn giáo mà người dân Tây Tạng phải đưa ra. Theo các nghị sĩ Mỹ, các quan chức Trung Quốc không nên can thiệp vào việc tìm kiếm người kế nhiệm vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Dự luật này có thể ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung? Chuyên gia Nga Andrei Karneev, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Trường nghiên cứu Kinh tế cao cấp trả lời câu hỏi này trong bài bình luận cho Sputnik:

Mỹ không còn chỉ trích Trung Quốc
“Dự luật mà Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua đưa ra những sửa đổi vào Đạo luật Chính sách Tây Tạng năm 2002. Bản chất của các sửa đổi là, theo chính quyền Mỹ, chính quyền Trung Quốc không nên can thiệp vào các vấn đề tôn giáo của Tây Tạng. Ở đây nói không chỉ về thực hành tôn giáo của các tín đồ, mà cả việc chọn lựa nhà lãnh đạo tinh thần. Tất nhiên, kể cả việc chọn lựa người thay thế Đạt Lai Lạt Ma. Dự luật nói rằng, người Phật giáo Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma theo nghi thức riêng. Và những quan chức Trung Quốc nào can thiệp vào quá trình này sẽ bị trừng phạt: Mỹ sẽ phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các quan chức này. Dự luật có liên quan đến một vấn đề khác: Trung Quốc không cho phép Hoa Kỳ mở phái bộ ngoại giao ở Lhassa, thủ phủ Tây Tạng. Washington đáp trả, Mỹ cấm Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán mới chưng nào Bắc Kinh chưa thay đổi chính sách của họ”.

Các vấn đề chính sách nội bộ, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, là ranh giới đỏ mà Bắc Kinh không cho phép bất kỳ ai vượt qua. Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, vấn đề Tây Tạng chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào vấn đề này. Ngay sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tuyên bố rằng các hành động của Mỹ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế.

Truyền thông: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận về những điểm chính của hiệp định thương mại

Việc các sửa đổi vào Đạo luật Chính sách Tây Tạng được thông qua vào thời điểm này cho thấy rằng, Hoa Kỳ sẽ sử dụng Tây Tạng như một đòn bẩy áp lực đối với Bắc Kinh. Trước đây Mỹ đã thông qua hai đạo luật tương tự: Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông và Đạo luật Chính Sách Nhân Quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Tất cả các văn kiện này đều quy định áp dụng các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky được cho là vì Bắc Kinh vi phạm nhân quyền. Điều đáng chú ý là dự luật này được thông qua ngay trước khi bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Không phải tình cờ mà các nghị sĩ Mỹ đổ nước mắt cá sấu về việc vi phạm các quyền tôn giáo của người Tây Tạng đã đưa ra sáng kiến ​​lập pháp chính vào thời điểm này. Vấn đề trước mắt là vòng đàm phán tiếp theo về thỏa thuận giai đoạn 2 giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và Tây Tạng là một đòn bẩy mà Washington muốn sử dụng trước khi đàm phán. Đây là chiến thuật yêu thích của Trump.

Tuy nhiên, hành động này của Hoa Kỳ dường như không có tác động đáng kể đến chính sách của Bắc Kinh. Sự đồng thuận giữa hai đảng chính tại Hoa Kỳ về chính sách kiềm chế Trung Quốc, kể cả bằng cách gây áp lực trong vấn đề nhân quyền, chỉ có thể khiến Trung Quốc củng cố thêm tiềm năng kinh tế, công nghệ, chính trị và quân sự. Thực tiễn cho thấy rằng, xung đột thương mại với nền kinh tế thứ hai trên thế giới gây thiệt hại cho cả Hoa Kỳ.

“Chiến tranh công nghệ lạnh” Mỹ-Trung có nguy cơ gây ra những hậu quả toàn cầu

Các khoản thuế khổng lồ, như Trump gọi chúng, lệnh cấm hãng vi mạch Trung Quốc nhập linh kiện Mỹ chỉ làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Ngoài ra, các công ty Mỹ phàn nàn rằng họ bị mất hàng tỷ đô la doanh thu vì một phần đáng kể doanh số của họ đến từ Trung Quốc. Do đó, không loại trừ khả năng, dự luật mới của Mỹ về bảo vệ nhân quyền chỉ là tuyên truyền nhằm che giấu sự bất lực của chính quyền Mỹ trong việc gây áp lực với Trung Quốc. Hay thật, lần sau Hoa Kỳ sẽ tìm ra cái cớ nào – vì đến nay họ đã sử dụng gần như tất cả các nguyên nhân truyền thống để phê bình Trung Quốc.

Thảo luận