Khi đó mức sụt giảm là 9,7 phần trăm. Số liệu thống kê nói trên được nêu trong thông báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA).
Tình trạng này được coi là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng mới. Nó cho thấy thương mại thế giới suy giảm, các nước có tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP cao gặp khó khăn, lòng tin của giới kinh doanh giảm sút.
Vào tháng 12, mức độ giảm phát hàng năm lên tới 2,7 phần trăm. Những nơi gặp nhiều vấn đề nhất là châu Mỹ Latinh (âm 5,3%), khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (âm 3,5%), Trung Đông và Bắc Mỹ (cả hai khu vực là âm 3,4%). Chỉ có châu Phi đạt tỷ lệ tăng trưởng 10,3%.
Đồng thời, lưu lượng vận chuyển hành khách quốc tế theo đường hàng không giảm 3,9% trong tháng 12, và 3,3% cho cả năm 2019.
Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac lưu ý rằng nguyên nhân chính của những vấn đề năm 2019 là sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại các nước. Tuy nhiên, ngay cả việc ký kết giai đoạn 1 Hiệp định thương mại Mỹ-Trung cũng không bảo đảm sẽ có sự cải thiện. Tình hình dự báo còn phức tạp hơn nữa do bùng phát dịch bệnh coronavirus ở Trung Quốc, mà tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới còn quá sớm chưa thể xác định được.
Trước đó, các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn dài lâu do coronavirus. Điều này được chứng minh qua sự sụt giảm chỉ số giá của mặt hàng kim loại dùng trong công nghiệp. Vào cuối tháng 1, chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2017, trong khi tại thời điểm cuộc đối đầu thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra gay gắt nhất nó cũng không sụt giảm đến vậy.