Chủ tịch Quốc Hội: Không muốn ảnh hưởng thu nhập thì đừng vi phạm

Về Nghị định 100- xử phạt hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe, có ý kiến cho rằng cần cân nhắc mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, người dân không muốn ảnh hưởng thu nhập thì đừng vi phạm.
Sputnik

Ngoài ra, phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, đồng thời khẳng định, các dự luật phải đảm bảo, tôn trọng quyền con người, quyền công dân.

Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10.2, phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Dự kiến, chương trình họp sẽ diễn ra trong hai ngày: 10.2 và 11.2.

Phát biểu tại phiên họp thứ 42, chia sẻ đây là phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ sau Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, Chủ tịch Quốc hội nêu bật những dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong năm 2020 này. Theo đó, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh năm 2020 có nhiều sự kiện trọng đại, cũng là năm mà tất cả các ngành, các cấp, trong đó có Quốc hội triển khai nhiều nhiệm vụ nặng nề.

Chủ tịch Quốc Hội: Không muốn ảnh hưởng thu nhập thì đừng vi phạm

Ngay từ đầu năm, Việt Nam đã phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Cả nước đã phải đối mặt với dịch coronavirus. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Chính phủ đã có những biện pháp phòng, chống dịch chủ động, chặt chẽ, tích cực. Người dân cũng chủ động phối hợp phòng ngừa.

“Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, chúng ta sẽ phát huy hơn nữa mặt tích cực của năm trước, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ,” Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho biết, đồng thời khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn theo dõi và đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy cũng như các các biện pháp kịp thời, chủ động của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, các địa phương.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn sẵn sàng đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến chống dịch này để chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến các dịch bệnh (trong đó có dịch cúm A/H5N1) và có biện pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Về nội dung phiên họp thứ 42, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và cho ý kiến về các vấn đề còn chưa đạt được sự đồng thuận như dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, việc ban hành Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về việc chuẩn bị cho Năm Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2020 (AIPA), xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ vào thu nhập trung bình của người dân để xử phạt?

Trong khuôn khổ chương trình làm việc, sáng 10.2, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 42 với sự điều hành nội dung thảo luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc Hội: Không muốn ảnh hưởng thu nhập thì đừng vi phạm

Theo đó, có 10 lĩnh vực sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa, 6 lĩnh vực khác được bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa. Về cơ bản, các đại biểu ủng hộ quan điểm tăng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm và đáp ứng yêu cầu thực tế. Theo đó, đại diện các cơ quan thống nhất rằng, không nhất thiết xử phạt hành chính phải luôn thấp hơn mức tối thiểu của hình phạt bằng tiền tối thiểu quy định trong Bộ luật Hình sự, bởi vì hậu quả pháp lý của xử lý hình sự bao giờ cũng nghiêm trọng hơn hậu quả pháp lý của xử lý hành chính, do còn liên quan đến án tích, nhân thân của người bị xử lý.

Cô gái nghi là mẹ của bé sơ sinh rơi ở chung cư HH Linh Đàm đang nằm viện
Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, không nên căn cứ vào thu nhập trung bình của người dân để xây dựng mức phạt hành chính, mà cần phạt thật nặng để tăng tính răn đe, khiến người ta không dám vi phạm.

Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội đã lấy ví dụ ở lĩnh vực giao thông để cho thấy việc tăng mức phạt vi phạm hành chính làm tăng tính răn đe hành vi vi phạm. Theo đó, hành vi nhồi nhét khách vẫn diễn ra khi mức xử phạt chưa tương xứng.

“Xe chở 40 người mà nhồi nhét đến 80 người. Bây giờ cứ phạt 1 triệu/người chở thêm, nếu chở vượt 40 người thì phạt 40 triệu đồng thì sợ ngay. Có hành vi phải phạt nặng như chống đối người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức hình sự. Lái xe thấy bị công an kiểm tra thì đóng cửa xe bỏ đi, không chấp hành thì cần phạt nặng để lần sau phải tuân thủ”, – ông Hiển nêu quan điểm.

Về phần mình, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh dẫn chứng về quá trình giám sát về quản lý xây dựng, đất đai cho biết, mặc dù quy định pháp luật khá đầy đủ, các mức xử phạt cũng cao nhưng bản chất, nguyên nhân sâu xa vẫn là thực thi pháp luật còn hạn chế, bất cập.

Tình trạng hiện nay cho thấy nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm không tự giác thực hiện, tuân thủ chấp hành hình phạt. Trong khi đó, cơ quan chức năng các địa phương chưa làm hết trách nhiệm, chưa áp dụng hết các mức phạt theo quy định pháp luật.

“Ví dụ công trình xây dựng không đúng quy hoạch, sai phép thì ngoài phạt tiền có thể bị tháo dỡ. Chính quyền, cơ quan chức năng sử dụng hết các mức xử lý thì đâu có các công trình như HH Linh Đàm hay 8B Lê Trực! Nếu các cơ quan làm hết trách nhiệm thì chắc không đến mức sai phạm nhiều như thế trong thời gian vừa qua”, đại biểu Vũ Hồng Thanh nói.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết có những điều chỉnh tăng mức phạt đang phát huy hiệu quả, được đông đảo người dân ủng hộ như Nghị định 100 về xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Kể từ khi nghị định được áp dụng, tình trạng người dân uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện đã giảm đi đáng kể, qua đó đảm bảo tính răn đe và nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trước đây mỗi khi bàn về việc tăng mức phạt tiền đều đưa ra lý do cân nhắc để phù hợp với thu nhập của người dân. Nhưng ông Hiển cũng khẳng định, phải xử phạt ở mức cao hơn để thể hiện tính răn đe và khiến mọi người “phải biết mà tránh”.

“Vừa qua, Nghị định 100 xử lý vi phạm về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông rất có hiệu ứng, khiến “thần lưu ly” mỗi khi định nâng ly lên đều nghĩ đến mức phạt 40 triệu và 23 tháng thu bằng lái mà đặt ly xuống và tránh xa. Như vậy là có ý nghĩa răn đe. Còn nếu nghĩ đến thu nhập thì đừng vi phạm”, ông Hiển dẫn chứng.

Đồng ý với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết sau khi Nghị định 100 về xử lý vi phạm về nồng độ cồn được áp dụng, tai nạn giao thông dịp Tết giảm khoảng 20%, đặc biệt là nguyên nhân từ rượu bia giảm đáng kể. Đây là vấn đề cần ghi nhận, xem xét để sửa đổi dự thảo lần này.

“Sau khi sửa luật sẽ có các nghị định quy định cụ thể các hành vi, chế tài, thẩm quyền. Tới đây cũng đề xuất sửa Nghị định 167 về lĩnh vực an ninh trật tự như mức phạt với hành vi dâm ô phải kịp thời sửa ngay, không thể 200.000 đồng mà phải cao hơn nhiều lần”, ông Lê Quý Vương nói.

Chủ tịch Quốc hội: Không muốn ảnh hưởng đến thu nhập thì đừng vi phạm

Đúc kết các ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, dự luật phải đảm bảo yêu cầu về quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Do đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ban soạn thảo phải rà soát, cân nhắc kỹ khi xem xét sửa đổi.

Dự án số 8B Lê Trực: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm

Về ý kiến liệu mức phạt cao có phù hợp với thu nhập của người dân hay không, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vừa qua đã có những quy định phạt nặng nhưng người dân ủng hộ như xử lý lái xe sử dụng rượu bia.

“Số tiền phạt 40 triệu đồng bằng cả chiếc xe máy mới. Không muốn ảnh hưởng đến thu nhập thì đừng vi phạm. Hay vụ quấy rối trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng ta phải sửa quy định”, – Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm. Theo đó, bà ủng hộ tăng mức phạt tiền tối đa để đáp ứng yêu cầu thực tế, đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần làm rõ cơ sở tăng mức phạt tiền tối đa với 10 lĩnh vực và bổ sung phạt mức tối đa với 6 lĩnh vực khác. Câu hỏi đặt ra là: Các lĩnh vực đó có khó khăn, cấp bách, cần thiết phải tăng mức phạt hay không? Tại sao không phải lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm? Những vấn đề thực tiễn này cần được làm rõ, giải thích cặn kẻ để thuyết phục đại biểu Quốc hội.

Riêng về vấn đề cung cấp điện nước và quy định xử phạt, vừa qua hai biện pháp Chính phủ đề nghị bổ sung gồm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Theo đó, các đại biểu hầu hết đều nhất trí với ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đề nghị đánh giá lại bản chất của hai biện pháp này là cưỡng chế hay hình phạt.

Về biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có một số ý kiến đồng ý rằng, biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là biện pháp cưỡng chế trong các trường hợp vi phạm về môi trường, xây dựng, khi điện, nước được sử dụng như là công cụ để vi phạm, tránh trường hợp áp dụng với mọi hành vi vi phạm khác, vì điện, nước là nhu cầu thiết yếu của người dân.

“Bản chất của hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước là hợp đồng dân sự, nên cần tránh trường hợp hành chính hóa quan hệ dân sự”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.

Về biện pháp đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, các đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ bản chất của biện pháp này. Biện pháp cưỡng chế chỉ nên dừng lại ở đình chỉ hoạt động tạm thời. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nghiêng về biện pháp xử phạt nhiều hơn là cưỡng chế thi hành.

Ngoài ra, tại phiên họp thứ 42 này, các đại biểu cũng góp ý về nhiều vấn đề như kỹ thuật lập pháp, hồ sơ, tài liệu của dự án luật, phạm vi sửa đổi, bổ sung, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và trách nhiệm của chủ thể được quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính,thủ tục xử phạt, đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm, áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhiều lần, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người nghiện ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

“Vi phạm 8B Lê Trực đã rõ, Hà Nội có trách nhiệm xử lý“

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lắng nghe lãnh đạo các Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu giải trình, làm rõ thêm các nội dung liên quan.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo khẳng định trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 9 dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20.5.2020 và kéo dài đến ngày 17.6.2020 tới đây.

Thảo luận