Vì sao hoãn thi hành án ly hôn vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên?

Liên quan vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo, mới đây Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã cho biết lý do hoãn thi hành án ly hôn nghìn tỷ về phần tài sản tranh chấp.
Sputnik

Hoãn thi hành án ly hôn vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên

Ngày 10.2, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Viện KSND Tối cao) xác nhận đã có quyết định gửi đến các bên liên quan trong vụ án yêu cầu hoãn thi hành án ly hôn về phần tài sản tranh chấp của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ Lê Hoàng Diệp Thảo.

Phía Viện KSND Tối cao khẳng định, việc đưa ra quyết định trên là để có thời gian giải quyết đơn thư kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu để nghị xem xét thủ tục Giám đốc thẩm đối với bản án mà Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã đưa ra vào ngày 5.12.2019 vừa qua.

Vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên: Bà Thảo vẫn muốn giám định tâm thần ông Vũ

Liên quan đến yêu cầu hoãn thi hành án của Viện KSND Tối cao, phía Trung Nguyên có phản hồi cho biết, yêu cầu hoãn thi hành án của Viện KSND Tối cao được ban hành vào ngày 10.1.2020, tống đạt các bên liên quan vào ngày 14.1.2020.

Tuy nhiên, phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thi hành đã thanh toán xong phần chênh lệch tài sản cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo số tiền gần 1.200 tỉ đồng, theo nội dung quyết định thi hành án của Cục thi hành án dân sự TP.HCM ngày 13.1.2020. Phía bà Diệp Thảo từ chối đưa ra lý do đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, lúc này.

Theo luật, vụ án ly hôn này thuộc trường hợp thi hành án theo yêu cầu. Bà Thảo là bên được thi hành án nên khi bà Thảo có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án mới có căn cứ để thi hành.

Luật sư Phùng Thị Ngọc Huyền (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ với VnEpxress liên quan việc thi hành bản án có hiệu lực cho hay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 năm 2014 chia làm hai trường hợp là thi hành án chủ động và thi hành án theo yêu cầu.

“Vụ án ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ thuộc trường hợp thi hành án theo yêu cầu và bà Thảo là bên được thi hành án. Tức là, khi bà Thảo có đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án mới có căn cứ để thi hành. Trường hợp bà Thảo chưa có đơn yêu cầu, ông Vũ có chủ động thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ và ra văn bản mời bà Thảo lên nhận (2 lần). Nếu bà Thảo không đến nhận, tiền tự nguyện thi hành án của ông Vũ sẽ được gửi vào kho bạc Nhà nước cho đến khi bên được thi hành án có yêu cầu”, vị luật sư cho biết.

Về phía cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền ra quyết định hoãn thi hành án khi các cơ quan tố tụng có công văn đề về việc kháng nghị hoặc giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực. Do đó, quyết định hoãn thi hành án ly hôn này của Viện KSND Tối cao là đúng quy định.

Yêu cầu hủy toàn bộ bản án ly hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên

Liên quan đến diễn biến mới nhất vụ ly hôn giữa hai vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên, Thanh Niên dẫn phân tích của chuyên gia Hồ Quân Chính, giảng viên Học viện Tư pháp TP.HCM cho biết, trong trường hợp ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thi hành xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản cho tài sản cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo, trước khi các cơ quan chức năng và các bên lên quan nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của Viện KSND Tối cao, thì lúc này, cơ quan thi hành án phải thông báo trở lại nội dung đã thi hành án trong bản án liên quan đối với Viện KSND tối cao.

“Đồng thời những nội dung nào chưa thi hành án thì phải dừng lại, chờ kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện KSND tối cao theo đề nghị của bà Lê Hoàng Diệp Thảo”, chuyên gia cho biết.

Vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên

Ngày 5.12.2019, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCMchấp thuận cho ông Vũ, bà Thảo chính thức ly hôn. Đồng thời, ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo nuôi 4 người con, ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 cho đến khi các con chung của hai người học xong đại học.

Về phần tài sản tòa phúc thẩm đồng tình với phán quyết của tòa sơ thẩm. Theo đó, tại phiên sơ thẩm khối tài sản chung của ông Vũ và bà Thảo đang sở hữu (trừ bất động sản) là 7.502 tỷ đồng. HĐXX tuyên ông Vũ có quyền sở hữu 60% khối tài sản này- tương đương 4.501 tỷ đồng còn bà Thảo giữ 40%- tương đương 3.001 tỷ đồng.

Phán quyết cuối cùng vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê: Ông Vũ điều hành Trung Nguyên

Ngoài ra, theo Tòa phúc thẩm, ngoài cổ phần ở Tập đoàn Trung Nguyên, các công ty thuộc tập đoàn, vợ chồng ông Vũ- bà Thảo còn có nhiều bất động sản, tài sản tại một số ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. HĐXX xác định, tổng khối tài sản hai bên đương sự hiện đang sở hữu tại các công ty là 5.737 tỷ đồng.

Việc khối tài sản đứng tên bà Thảo ở 3 ngân hàng gồm tiền, vàng, ngoại tệ có trị giá hơn 1.764 tỷ đồng, HĐXX yêu cầu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ. Nếu không chứng minh được thì tòa sẽ sử dụng chứng cứ được nêu trong hồ sơ hoặc chứng cứ thu thập được. Đặc biệt, nếu không bên nào chứng minh được tài sản riêng thì Tòa sẽ tiến hành chia đôi. Do đó, trước hết, bà Thảo phải chịu trách nhiệm đối với 1.764 tỷ đồng.

Tòa cũng tuyên ông Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty thuộc Trung Nguyên. Ông Vũ sau đó trả lại bằng tiền mặt cho bà Thảo tương đương số cổ phần đang nắm giữ. Đối với phần tài sản tranh chấp, phán quyết của Tòa phúc thẩm vừa tuyên như sau, tòa phúc thẩm giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số sổ phần chung của hai vợ chồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương đương 5.365 tỷ đồng. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ có quyền liên hệ Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh có trụ sở của các công ty để thay đổi tên người sở hữu, tức ông Vũ tiếp tục giữ quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.

Đối với 13 bất động sản, tòa ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên, giao cho ông Vũ 6 nhà đất đang quản lý với trị giá trên 350 tỷ đồng. Bà Diệp Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ đồng bao gồm cả căn biệt thự trên đường Tú Xương, nơi bà Thảo và các con đang sinh sống.

Đối với khối tài sản khoảng hơn 1.700 tỷ đồng là tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng, Tòa tuyên sau khi cấn trừ, ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán cho bà Thảo thêm 1.200 tỷ đồng.

Hoãn phiên phúc thẩm vụ ly hôn vợ chồng ông Vũ, bà Thảo: Ai đang chiếm Trung Nguyên?

Ngoài ra, Tòa phúc thẩm còn ghi nhận sự tự nguyện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, khi quyết giao toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồn g thuộc Công ty THNN Trung Nguyên International (TNI) tại Singapore là tài sản chung cho chính bà Thảo. Doanh nghiệp này, theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo chỉ có trị giá khoảng 100 tỷ và chưa bằng cái móng tay so với tổng khối tài sản của Trung Nguyên.

Tòa phúc thẩm quyết định hủy bỏ phần phán quyết của bản sơ thẩm vệ việc đình chỉ tất cả mọi hoạt động tranh chấp của hai bên đương sự liên quan đến Tập đoàn Trung Nguyên phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với tư cách là cổ đông và thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, chuyển nhượng, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty và các hoạt động khác về kinh doanh thương mại của Tập đoàn.

Đối với án phí dân sự sơ thẩm: Bà Thảo phải đóng hơn 3 tỷ đồng trong khi ông Vũ phải đóng tới 4 tỷ đồng.

Thảo luận