Liệu Việt Nam có vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?

Việt Nam có thể vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau khi Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo xứ chùa Vàng TREA thừa nhận hạn hán, biến động tỷ giá và sự cạnh tranh khốc liệt giữa Việt Nam, Trung Quốc và Myanmar sẽ khiến xuất khẩu gạo Thái Lan tụt dốc.
Sputnik

Việt Nam có trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothamatas cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt do chi phí sản xuất cao hơn so với Việt Nam, ngoại hối biến động và tình hình hạn hán lan rộng, xuất khẩu gạo Thái Lan có nguy cơ rơi xuống vị trí thứ ba trong năm nay. Khi đó, Việt Nam sẽ ở vị trí số 2.

“Thái Lan đã sản xuất và bán những giống gạo này trong suốt 30 năm qua, mà không phát triển các giống mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường”, ông Charoen nói. Năm 2020, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, với doanh thu khoảng 4,2 tỷ USD. Mục tiêu này được xem là thấp nhất trong 7 năm qua. Trước đó, năm 2013, Thái Lan xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo.

Năm qua, Thái Lan đã xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht. Con số này đã giảm 32% về khối lượng và 25% về giá trị so với hồi năm 2018.

Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc

Thái Lan có 4 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất lần lượt là Bénin (1,07 triệu tấn), Nam Phi (725.461 tấn), Mỹ (559.957 tấn), Trung Quốc (471.339 tấn).

Về phần mình, ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của hiệp hội, cho biết, triển vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2020 phải đối mặt với hàng loạt rủi ro. Những rủi ro đó bao gồm đồng baht tăng giá mạnh (điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu Thái Lan trên thị trường toàn cầu), tình trạng hạn hán lan rộng, cũng như các giống gạo mới tại Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là gạo thơm và gạo trắng hạt dài.

“Ngay cả khi nhu cầu tăng, Thái Lan sẽ khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn”, ông Chookiat nhận định.

Ngoài ra, giá gạo của Việt Nam cũng cạnh tranh hơn Thái Lan. Hiện tại, Việt Nam đã tiếp cận nhiều thị trường gạo quan trọng như Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines và Malaysia.

Bên cạnh đó, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng sẽ giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào các thị trường thành viên trong khối.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài trong hơn một năm rưỡi đã khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá hối đoái, tác động tới giá xuất khẩu, và nhu cầu của nhiều nhà nhập khẩu gạo ròng.

Theo thống kê, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018.

Trung Quốc lại khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng rất mạnh 109,5% về lượng và tăng 92,6% về kim ngạch so với năm 2018, đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Tiếp đến là Bờ Biển Ngà. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2019, lượng gạo Việt Nam xuất đi Trung Quốc giảm mạnh trên 64% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2018, theo đó chỉ đạt 477,127 tấn, tương đương 240,39 triệu USD.

Năm 2020 có nhiều triển vọng tốt hơn, theo Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng 1.2020, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 559,61 triệu tấn, trị giá 270,26 triệu USD, so với tháng 12.2019 tăng 12,01% về lượng và tăng 38,96% về giá trị. So với cùng kỳ năm 2019 tăng 28,05% về lượng và tăng 38,38% về kim ngạch.

Theo phát biểu của Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương Thực Việt Nam Đỗ Hà Nam, dự kiến năm 2020 Việt Nam sẽ xuất khẩu bằng hoặc nhỉnh hơn năm 2019, nhưng do tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp như hiện nay có khả năng năng suất và sản lượng lúa sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến lượng gạo xuất khẩu.

Thảo luận