Các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu các dấu vết hóa thạch của vỏ trứng khủng long sống ở Canada 75 triệu năm trước, bao gồm cả loài khủng long ăn cỏ Maiasaura peeblesorum và loài khủng long săn mồi troodon có hình dạng giống như loài chim Trooson formosus. Họ cũng nghiên cứu vỏ trứng thuộc về loài khủng long sauropoda tìm được ở Romania, ước tính khoảng 69 triệu năm tuổi.
Sử dụng phương pháp đo nhiệt (paleothermometry), các nhà nghiên cứu đã phân tích liên kết hóa học trong khoáng chất carbonate cổ đại cấu tạo nên vỏ trứng. Vị trí của các đồng vị carbon và oxy trong mạng tinh thể phân tử chỉ ra nhiệt độ mà vật liệu được hình thành, nghĩa là nhiệt độ cơ thể của khủng long mẹ. Hóa ra nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ môi trường. Nói cách khác, khủng long là động vật nội nhiệt (có khả năng tự sinh nhiệt từ bên trong, endotherm, hay còn gọi là động vật “máu nóng”), không giống như động vật ngoại nhiệt (ectotherm, hay còn gọi là động vật “máu lạnh") dựa vào môi trường để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.