Nếu muốn hồi sinh nền kinh tế, Anh cần hợp tác với Trung Quốc?

Trung Quốc có thể xây dựng ở Anh một tuyến đường sắt cao tốc. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phê duyệt kế hoạch công trình High Speed 2 (HS2), kết nối London, Birmingham, Manchester và Leeds với nhau. Trước đây dự án từng gây tranh cãi lớn trong Chính phủ, một phần bởi chi phí cao.
Sputnik

Tuy nhiên, Trung Quốc mời chào xây dựng tuyến đường rẻ hơn nhiều so với kế hoạch mà London đã trù tính.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Anh không can thiệp vào công việc của Hồng Kông

Như nhận xét của báo «Financial Times», nhà thầu HS2 nhận được thư của Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (China Railway Construction Corporation - CRCC). Trong đó, CRCC lưu ý rằng xa lộ cao tốc mà ban đầu dự kiến xây dựng vào năm 2040, có thể được công ty Trung Quốc hoàn thành chỉ trong vòng cả thảy 5 năm. Thêm nữa, là với số tiền nhỏ hơn nhiều so với dự toán của HS2. Tuy nhiên, như «FT» viết, các cuộc đàm phán giữa HS2 và CRCC hiện mang tính chất sơ bộ, chưa ngã ngũ và các bên không bị ràng buộc trách nhiệm gì. Chính quyền Anh vội vã cam đoan với các nhà báo rằng đàm phán diễn ra không phải ở cấp độ liên quốc gia, mà chắc chỉ là giữa hai công ty.

Chính quyền Anh bắt đầu phát triển dự án HS2 từ năm 2007, nhưng việc thực thi thật chẳng giản đơn. Một mặt, rõ ràng có nhu cầu đổi mới nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt của đất nước. Những tuyến đường cao tốc hiện có đang phục vụ cho cả tàu chở khách, xe lửa điện đi ngoại ô và tàu chở hàng. Do đó, tốc độ chạy tàu không cao, mạng lưới đường sắt không đảm đương nổi tải trọng hàng hóa và hành khách. Mặt khác, dự án HS2 có không ít đối thủ. Các nhà môi trường lo ngại rằng việc xây dựng đường cao tốc sẽ vi phạm cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái của khu vực - ở đó có những khu rừng nguyên sinh chưa hề có dấu chân người và cần được bảo vệ. Mọi người cũng lo ngại về hậu quả xã hội: mặc dù nối kết giao thông tốt sẽ tăng số lượng chỗ làm việc nhưng nó cũng có thể kéo theo tăng giá bất động sản ở những khu vực mà đường sắt sẽ chạy qua.

Trung Quốc mở tuyến đường sắt cao tốc để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa đông 2022

Nhưng vấn đề cốt lõi là chi phí của dự án. Ban đầu, có ước tính là 56 tỷ bảng, nhưng đến thời điểm hiện nay con số đó đã tăng đến 106 tỷ bảng. Công ty đảm trách HS2 bị soi và chỉ trích về sự thiếu hiệu quả trong quản lý và tốn phí quá mức. Ngay từ trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Boris Johnson đã ám chỉ rằng có thể huỷ dự án. Thế nhưng bây giờ dù sao chăng nữa ông vẫn «bật đèn xanh» cho con đường này với đòi hỏi phải đạt hiệu quả cao hơn từ những người thừa hành. Ví dụ, ông Johnson đã rút ngắn thời gian thực hiện xuống 5 năm – đặt mốc mới là cho đến năm 2035.

Phương án có sự tham gia của Trung Quốc trong công trình này vốn trước đây đã từng được xem xét. Ngay từ năm 2015, Bộ trưởng Tài chính George Ostern đã đề nghị ký hợp đồng với các công ty chuyên ngành của Trung Quốc với giá thành 11,6 tỷ bảng. Năm ngoái, người đứng đầu HS2 đã gặp gỡ các đại diện ngành đường sắt Trung Quốc. Là nước giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng đường cao tốc, trong 15 năm, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới lớn nhất thế giới: hơn 20.000 km, tức là bằng 2/3 chiều dài mạng lưới đường sắt cao tốc toàn cầu. Vì thế, nếu Vương quốc Anh muốn tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và hồi sinh nền kinh tế của mình, thì tốt hơn hết là hãy cộng tác chặt chẽ với Trung Quốc, - GS Dương Miên từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc ĐHTH Truyền thông Trung Hoa nói với Sputnik.

Bộ GTVT sẽ bắt tay vào xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/h

Phe bảo thủ trong Chính phủ Anh phản đối chuyện giao dự án vào tay người Trung Quốc. Thành viên đảng bảo thủ Tom Tugendhat tuyên bố, quả thực người Trung Quốc có thể xây dựng con đường với giá thấp, nhưng điều này lại sẽ gây phương hại cho các chuẩn mực xã hội hiện tại ở Anh, trong đó có việc thoả thuận xây dựng với tất cả các bên hữu quan cũng như về mặt tôn trọng quyền của người lao động.

Dù sao chăng nữa, Chính phủ của ông Johnson hẳn là đang quan tâm đến việc nhanh chóng triển khai dự án vốn đã bị trì trệ trong nhiều năm do quá nhiều thủ tục phê duyệt và cấp thoả thuận. Xe lửa chạy theo tuyến HS2 sẽ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 400 km/giờ. Như đang chờ đợi, đường cao tốc sẽ cho phép tăng lưu lượng vận chuyển hành khách giữa các thành phố và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của miền bắc nước Anh. Theo tính toán của KPMG, sau khi khai thông, đường cao tốc sẽ đẩy tăng gấp đôi GDP khu vực, từ 2,1% lên 4,2%. Đồng thời, như thông báo của Bộ Giao thông Vận tải Anh, chính quyền của đất nước cởi mở sẵn sàng nghiên cứu kinh nghiệm và lối tiếp cận của nước ngoài để tiết kiệm tiền của những người nộp thuế.

Thảo luận