Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona

Việt Nam đã điều trị thành công 14/16 bệnh nhân nhiễm virus corona. PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nói để đối phó hiệu quả với dịch Covid-19, Việt Nam luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Sputnik

14/16 bệnh nhân nhiễm virus corona của Việt Nam khỏi bệnh

Theo thông tin trên Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến sáng ngày 19.2 Việt Nam ghi nhận tổng số 16 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-2019). Tuy nhiên, đã có 14/16 bệnh nhân được chữa khỏi. Kể từ ngày 13.2 đến giờ, Việt Nam vẫn chưa phát hiện ca nhiễm virus corona mới nào.

Hiện chỉ còn hai trường hợp bệnh nhân đang được điều trị gồm bệnh nhi ba tháng tuổi đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một bệnh nhân được xác nhận dương tính với virus corona từ ngày 13.2 ở tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân này có tên là N.V.V. trường hợp thứ 16 được xác định dương tính với Covid-19, đang được cách ly tại Phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và tinh thần chống dịch virus corona

Bệnh nhân từng dương tính với virus corona- Việt kiều Mỹ 73 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã 5 lần cho kết quả âm tính với Covid-19. Theo thông tin mới nhất từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhân này đã khỏi và dự kiến được xuất viện vào ngày 21.2 tới đây.

Bộ Y tế Việt Nam cho biết, các bệnh nhân còn lại hiện sức khỏe đã ổn định, tiếp tục được theo dõi, điều trị và sẽ được ra viện khi cho kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất hai lần. Riêng trong ngày 18.2, 5 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Cùng ngày, hai bệnh nhân tại phòng khám khu vực Quang Hà (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cũng được xuất viện.

Hiện tại ở Việt Nam, tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi cách ly là 34 trường hợp, trong đó ghi nhận trong ngày 18.2 là 28 trường hợp (đều ở miền Bắc) và số cũ theo dõi là 6 trường hợp.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe là 1.538 người. Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn là 1.153 (trong đó, số mẫu dương tính là 16, số mẫu âm tính là 1.137).

Bệnh nhi 3 tháng tuổi đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần hai

Liên quan đến tình hình sức khỏe bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc được xác nhận là ca nhiễm virus corona thứ 15 của Việt Nam, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin cho biết, hiện sức khỏe của bé N.G.L đã ổn định. Cháu không sốt, ăn bú tốt, xét nghiệm cả hai lần đều cho kết quả âm tính.

PGS.TS Trần Minh Điển cũng cho hay, hiện Bệnh viện Nhi Trung ương đang xin ý kiến Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) và Tiểu ban điều trị về kế hoạch cho bé ra viện.

Sắp có thuốc chống virus corona? Bác sĩ Việt Nam lên tiếng

Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn và tốt nhất cho bệnh nhân, bệnh viện tiếp tục bố trí bác sĩ và nhân viên điều dưỡng chăm sóc và theo dõi bệnh nhi trong thời gian tới đây.

Trước đó, ngày 11.2, Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp thứ 15 cho kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus chủng mới (Covid-2019). Bệnh nhân N.G.L, giới tính nữ, 3 tháng tuổi, mới sinh ngày 5.11.2019, địa chỉ cư trú xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đường lây nhiễm Bộ Y tế chỉ ra có liên quan đến bệnh nhân Nguyễn Thị Dự, 23 tuổi, là một trong 8 công nhân trở về từ Vũ Hán, từng nhiễm coronavirus đang được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đã bình phục, xuất viện chiều 10.2 vừa qua. Bé N.G.L cũng là cháu ngoại bệnh nhân P.T.B (mẹ của chị Nguyễn Thị Dự).

Bộ Y tế cho biết, ngày 28.01.2020, bệnh nhân N.G.L được mẹ đưa đến nhà bà ngoại P. T. B chơi và hai mẹ con ở cùng nhà bà ngoại trong 4 ngày tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi xác định bệnh nhân P. T. B (bà ngoại) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần trong đó có cháu N.G.L và mẹ cháu. Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6.2.2020, cháu N.G.L có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm. Kết quả, cháu bé có xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus corona.

Bệnh nhân nhiễm corona mới ở Hong Kong từng đến Đà Nẵng?

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến lên tiếng về thông tin “ca nhiễm virus corona thứ 59 của Hong Kong từng đến Đà Nẵng trong thời gian ủ bệnh”.

Trước đó, hôm 17.2, trang Web của chính quyền Hong King đưa tin Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe (CHP) trực thuộc Sở Y tế đặc khu này điều trị cho 3 ca nhiễm coronavirus. Đặc biệt, trong số 3 người này có một người đàn ông 45 tuổi được cho là có đến Việt Nam du lịch trong thời kỳ ủ bệnh.

CHP cho biết, người này là ca nhiễm virus corona thứ 59 tại Hong Kong. Ngày 12.2, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, đau họng. Ngày 13.2, bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế và được xác định dương tính với coronavirus chủng mới. Hiện người bệnh đang được điều trị tại bênh viện Queen Elizabeth.

Việt Nam chữa khỏi thêm 2 bệnh nhân nhiễm virus corona

Tuy nhiên, một thông tin làm xôn xao dư luận Đà Nẵng là việc phía Hong Kong thông báo bệnh nhân “đã đến Đà Nẵng, Việt Nam trong thời gian ủ bệnh (từ 30.1-1.2)

Trao đổi về vấn đề này với Infonet, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, điều tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng “bản tin của phía Hong Kong còn khá mơ hồ nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng rất nguy hiểm cho Đà Nẵng nếu không bình tĩnh xem xét một cách đầy đủ, thận trọng và chính xác”.

“Ngày 12.2 ông này phát triệu chứng bệnh COVID-19 tại Hong Kong, nhưng trước đó ngày 1.2 ông đã rời Đà Nẵng. Như vậy không có chuyện ông này ở Đà Nẵng trong “suốt thời gian ủ bệnh”, mà nếu có thì ông này chỉ có mặt tại Đà Nẵng trong khoảng tối đa 3 – 4 ngày đầu của thời gian ủ bệnh mà thôi.

Tất nhiên khả năng lây bệnh COVID-19 là trong suốt thời gian ủ bệnh 14 ngày. Nhưng thường nồng độ virus Corona chủng mới cao nhất là ở thời điểm 1 – 2 ngày ngay trước khi khởi bệnh. Tuy nhiên rất may là ông này rời Đà Nẵng ngày 1.2, đến nay đã ngày 18.2 rồi nhưng trên địa bàn TP vẫn chưa hề có ca dương tính nào với dịch bệnh COVID-19”, Giám đốc Sở Y tế nhận định.

Ngoài ra, bác sĩ Yến cũng đặt ngược vấn đề: Liệu có thể khi bệnh nhân này trong thời gian ở Đà Nẵng vẫn bình thường chưa nhiễm bệnh, nhưng chỉ sau khi rời khỏi thành phố này và đi đến nơi khác, hoặc khi quay về lại Hong Kong thì mới bị lây nhiễm corona virus từ một nguồn nào đó hay không?

“Đến nay Đà Nẵng chưa có ca dương tính nào, trong khi đến ngày 17.2, theo CHP thì ở Hong Kong đã có 61 ca nhiễm COVID-19. Như vậy, khả năng người đàn ông ca thứ 59 này bị lây nhiễm sau khi đã trở về Hong Kong là rất cao. Bởi ông chính là đồng nghiệp của một bệnh nhân nam 54 tuổi là ca thứ 57 mà Hong Kong phát hiện trước đó”, bác sĩ Yến nêu giả thuyết.

Người đứng đầu ngành Y tế Đà Nẵng cũng  cho biết, nếu được phía Hong Kong cung cấp đầy đủ thông tin hơn thì Sở sẽ kết nối, tìm hiểu những nơi bệnh nhân đã đi qua, những người bệnh nhân đã tiếp xúc,… để có biện pháp giám sát, theo dõi. Tuy nhiên, hiện đã qua 18 ngày kể từ ngày bệnh nhân rời Đà Nẵng, thì việc điều tra, giám sát y tế cũng đã có thể kết thúc.

Bác sĩ Yến cũng nhấn mạnh, trên đây chỉ là những trao đổi nhanh, nhằm cung cấp một vài nhận định ban đầu. Trong ngày 19.2, Sở sẽ giao bộ phân chuyên môn nắm chắc trường hợp này, đồng thời ban hành văn bản chính thức cung cấp thông tin cho truyền thông, báo chí, cũng như nêu rõ quan điểm của ngành Y tế Đà Nẵng cho dư luận.

Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với COVID-19

PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, để đối phó hiệu quả với dịch coronavirus chủng mới, Việt Nam luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Việt Nam thành công đến đâu trong cuộc chiến với virus corona?

Trao đổi với phóng viên báo chí sáng 19.2, PGS Khuê cho biết, hiện Việt Nam đã điều trị thành công cho 14 trên tổng số 16 ca nhiễm coronavirus chủng mới. Trong số đó, có trường hợp bệnh nhân mắc phải nhiều bệnh nền khác nhau như tim mạch, huyết áp, tiều đường, thậm chí từng phẫu thuật cắt phổi do ung thư. Các bệnh nhân còn điều trị cũng ghi nhận tiến triển sức khỏe tốt, sẽ sớm được ra viện trong thời gian tới. Như vậy, có thể nói, dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả với Covid-19.

Cũng theo PGS Khuê, Việt Nam luôn quán triệt tinh thần quyết liệt "chống dịch như chống giặc," “không được chủ quan, không để dịch lây lan” và “chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân". Ngay từ đầu, khi vừa có thông tin về dịch bệnh, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo ngành y tế và các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.

“Trong hệ thống khám chữa bệnh, ngành y tế đã họp ngay Hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Có thể nói, tại Việt Nam, những hướng dẫn chuyên môn điều trị bệnh thường được xây dựng rất sớm. Với căn bệnh này, chúng tôi thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết”, PGS Khuê cho biết.

Việt Nam cũng tổ chức tập huấn triển khai quyết liệt phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện.

Phác đồ cũng được cập nhật ngay sau khi điều trị khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ngành Y tế đã có chiến lược điều trị cụ thể, trong tất cả các khâu từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng, bằng phương tiện hiện đại nhất.

“Có thể nói, đối phó với dịch COVID-19, chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới”, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh khẳng định.

Hiện Việt Nam không ghi nhân trường hợp mới nào dương tính trong nước. Ngày 18.2, hai bệnh nhân cuối cùng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (phân tuyến cao nhất điều trị Covid-19 tại khu vực phía Bắc) đã được xuất viện. Trong khi đó, 2 bệnh nhân được điều trị tại tuyến huyện ở Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc cũng đã được xuất viện.

Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona

Đến lúc này, chỉ còn 2 trường hợp chưa ra viện. Trong số đó, bệnh nhân Việt kiều được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả âm tính sau hai lần xét nghiệm. Bệnh nhân sẽ sớm được cho xuất viện trong thời gian tới.

Trường hợp còn lại là cháu bé ba tháng tuổi, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu không sốt, không ho, bú mẹ tốt, tình trạng sức khỏe ổn định. Hiện kết quả xét nghiệm đã âm tính một lần. Sau khi tiếp tục duy trì phác đồ điều trị, có kết quả xét nghiệm âm tính lần hai, bé sẽ sớm được ra viện.

Như vậy, toàn bộ 16 bệnh nhân mắc Covid -19 ở Việt Nam đều ổn định, tiến triển tốt. Không có bệnh nhân nào được ghi nhận tiến triển nặng, và chắc chắn không có bệnh nhân nào tử vong.

“Điều đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ ngành và nỗ lực của các thầy thuốc, sự hợp tác của người bệnh, đồng lòng của người dân từ việc cách ly điều trị ban đầu cho đến triển khai đồng bộ các giải pháp trong điều trị”, PGS. TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Việt Nam hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh do virus corona

WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh COVID-19 rất tốt
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế chủ trương thực hiện phân tuyến trong điều trị Covid-19. Việc phân tuyến điều trị như hiện nay là hoàn toàn hợp lý, hiệu quả. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, với những ca có triệu chứng không nặng, chưa trở nặng thì vẫn giữ ở tuyến tỉnh điều trị. Ví dụ dễ thấy nhất là ngày Y tế ở các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã giữ bệnh nhân điều trị ngay tại tỉnh nhà, và đã thành công khi điều trị khỏi cho bệnh nhân. Như vậy, không cần thiết tập trung bệnh nhân nhiễm coronavirus về các trung tâm lớn.

“Với phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ), với sự chi viện của bác sỹ tuyến Trung ương sẽ giúp cơ sở tuyến tỉnh, huyện đáp ứng được điều trị cho người bệnh”, PGS Khuê cho biết.

Hiện nay, cả 16 ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có đầy đủ mô hình như: có bệnh nhân nam, nữ; có bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nhi; có bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền khác nhau như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, từng cắt phổi do ung thư.

Việt Nam có phác đồ điều trị hiệu quả chống virus corona
“Chúng tôi đang tiếp tục tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị để tiếp tục cập nhật thêm phác đồ điều trị cho những người bệnh trong thời gian tới”, PGS Khuê nói với Thông tấn xã Việt Nam.

Theo vị chuyên gia, đối với bệnh truyền nhiễm, nguyên tắc số 1 là phải cách ly thật tốt. Đối với đại dịch này, đặc biệt trong khu vực bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc tuyệt đối cách ly nguồn bệnh. Do vậy, khi tiếp nhận người bệnh (có thể là người bệnh nghi ngờ, có thể dương tính nhẹ, hay nặng) ở tất cả khu vực này, khi người bệnh bắt đầu bước chân vào, bệnh viện phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc cách ly của Bộ Y tế.

Thông tin về quán thịt trâu nhiễm virus corona, 24 ngày ủ bệnh và tấm thẻ chống được Covid-2019

Đối với việc này, để đảm bảo chất lượng chuyên môn, đảm bảo an toàn cho người bệnh, thầy thuốc, cộng đồng, Bộ Y tế đã có văn bản tiếp tục nhắc nhở các giám đốc Sở Y tế, giám đốc bệnh viện và các cơ sở y tế hết sức quan tâm đến việc cách ly, quản lý người bệnh ở tại cơ sở. Mục tiêu của Bộ Y tế là có phương pháp bảo vệ và cố gắng không để các thầy thuốc bị lây bệnh và không để lây từ bệnh viện ra cộng đồng.

“Chúng tôi chỉ đạo cơ sở y tế tại Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc khi bệnh nhân đã ra viện, y tế địa phương vẫn quan tâm người bệnh. Việc quản lý theo dõi là việc hết sức đúng đắn trong giai đoạn hiên nay khi chúng ta hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh tại Việt Nam, tuy nhiên cần tránh việc kỳ thị khiến người ta tủi thân”, ông Lương Ngọc Khuê chia sẻ.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia, Bộ Y tế Việt Nam sát cánh cùng với các thầy thuốc trong công tác phòng chống dịch ở cả Trung ương và cơ sở nên thấu hiểu được sự vất vả, sự cố gắng cũng như nỗi lòng của những các bộ y tế tham gia công tác chống dịch.

“Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi đánh giá cao tất cả thầy thuốc đã tham gia vào công cuộc điều trị, phòng chống dịch cũng như tấm lòng, sự cố gắng của các thầy thuốc đã quên mình không vì lợi ích nhân cá nhân để phục vụ người bệnh”, PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Thảo luận