Liệu có con cá nào gần đảo Hải Nam không?
Gần đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin 34 tàu cá của Việt Nam xuất hiện gần đảo Hải Nam. Do căn cứ quan trọng của Hải quân Trung Quốc nằm trên hòn đảo này, một tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng đóng tại đây, nên các nhà quan sát địa phương quyết định rằng ngư dân Việt Nam hoàn toàn không phải là ngư dân, mà là trinh sát thu thập thông tin về tiềm năng phòng thủ của Trung Quốc.
Để hỗ trợ cho lời nói của họ, những nhà quan sát này tuyên bố rằng ngoài khơi đảo Hải Nam có rất ít cá và ngư dân Việt Nam không có gì để đánh bắt ở đó. Tính đến tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về các đảo trên Biển Đông, có thể coi kịch bản về bản chất trinh sát mục tiêu của các tàu cá Việt Nam gần bờ biển Trung Quốc là hoàn toàn có thật. Và có lý.“Càng biết nhiều về hàng xóm của mình, bạn càng sống yên ổn hơn”. Mỗi năm, theo dữ liệu của Trung Quốc, ngư dân Việt Nam thực hiện khoảng 10 nghìn lần đi vào vùng biển mà Bắc Kinh coi là của riêng họ, nhưng những ngư dân Việt Nam bình thường thậm chí có thể không biết về điều đó. Họ luôn đánh bắt cá ở đây.
Theo lời kêu gọi của Tập Cận Bình
Có một lý do khác khiến xuất hiện việc nghi ngờ ngư dân Việt Nam làm gián điệp. Chính người Trung Quốc đang làm điều này. Ngư dân của họ thường xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam, Philippines và Indonesia. Trên boong của những tàu này thường có nhân viên của cảnh sát biển Trung Quốc hiện diện. Phần nhiều trong số những người đánh cá có hành xử rất hung dữ. Từ những lần đụng độ với họ đã ảnh hưởng đến nhiều tàu ở các nước láng giềng của Trung Quốc. Bắc Kinh hiếm khi thừa nhận hành vi vi phạm của mình và thậm chí việc trả tiền bồi thường cho nạn nhân còn ít hơn nữa. Những ngư dân như vậy ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Trung Quốc. Chính bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá nhiều hơn ở Biển Đông. Liệu có nên hiểu những lời này như một lời kêu gọi bành trướng trên khắp biển?
Tốt hơn hết là sống trong nguyên tắc “hàng xóm tốt”
Tình trạng này không thể không khiến lo ngại. Rõ ràng là công việc đánh bắt cá hòa bình đang được thay thế bằng hoạt động bán quân sự, và cách đó chỉ một bước đến hoạt động quân sự thực sự. Trong 20 năm qua, sản lượng khai thác thủy sản ở Biển Đông đã giảm 66-75%. Rõ ràng, tình hình đối đầu trong khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc này. Một số ngư dân trở nên sợ hãi khi đi biển, còn nhóm thuyền viên của các tàu khác sẽ không mảy may làm việc này chút nào - họ đang thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền.
Chẳng lẽ cả người Trung Quốc và tất cả các dân tộc ở Đông Nam Á không thể thỏa thuận về việc khai thác chung tài nguyên Biển Đông? Điều này cũng liên quan đến dầu trên thềm lục địa, xung quanh đó, thậm chí còn có những trận tranh cãi còn khốc liệt hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.