Theo gót chân gấu trắng Bắc cực
Một trong những loài thú săn mồi trên cạn lớn nhất hành tinh - gấu trắng Bắc cực sống dọc theo toàn bộ bờ biển Bắc Băng Dương, ở Greenland, Svalbard và trên nhiều hòn đảo Bắc Cực. Chúng thường săn mồi trên những tảng băng biển, vượt qua hàng ngàn ki lô mét để tìm kiếm con mồi chính – là loài hải cẩu.
Gấu trắng bắc cực đứng đầu “chuỗi thức ăn”, hoạt động như một loại “vệ sinh” của hệ sinh thái cực. Nó tiêu diệt những con hải cẩu yếu và ốm yếu, ăn xác cá voi bị ném lên bờ, những xác chết mà những con khác không ăn. Nó không có đối thủ tự nhiên, nhưng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, nạn săn trộm khiến gấu trắng dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao loài gấu trắng Bắc cực được liệt kê trong Sách đỏ quốc tế và sách đỏ của Nga.
Các nhà khoa học phân biệt 19 quần thể gấu Bắc cực với tổng số khoảng 20 nghìn cá thể. Chúng có trở nên ít hơn về số lượng hay không? Có cần thiết để cứu loài động vật này khỏi tuyệt chủng? Để trả lời những câu hỏi này, cần thống kê cụ thể lại số lượng động vật. Điều này rất khó vì nhiều lý do: không thể tiếp cận được hầu hết các vùng lãnh thổ Bắc Cực, chi phí hàng không cao để thực hiện việc quan sát và các phương pháp viễn thám phát triển chưa đầy đủ.
Từ năm 2009, các nhà khoa học của Viện sinh thái và tiến hóa mang tên A. N. Severtsov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đang thực hiện chương trình nghiên cứu gấu Bắc cực ở vùng Bắc Cực thuộc Nga trong cuộc thám hiểm thường trực của VHLNga để nghiên cứu động vật nằm trong Sách đỏ của Liên bang Nga và các đại diện đặc biệt quan trọng khác của hệ động vật Nga. Nhóm chuyên gia thường xuyên đi đến các khu vực động vật ăn thịt sinh sống, bắt một số cá thể, đeo vòng cổ có máy phát vô tuyến cho chúng và lấy vật liệu sinh học để phân tích.
Tín hiệu từ những chiếc vòng cổ được truyền qua vệ tinh đến Trái đất và được xử lý bởi chương trình máy tính cho phép theo dõi đường di chuyển của động vật trong thời gian thực tế.
Thiên đường băng biến mất
Bằng cách phân tích chuyển động của gấu, các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu làm thế nào động vật bắc cực thích nghi với việc ấm lên ở khu vực Bắc Cực. Thực tế là vòng đời của chúng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng băng biển, là nơi chúng săn mồi, thực hiện chuyển đổi theo mùa và tìm kiếm đối tác giao phối. Thậm chí người ta còn tạo ra những cái hang - ví dụ, ở Biển Beaufort, nơi băng lâu năm chiếm ưu thế.
Theo các quan sát từ cuối những năm 1970, đã xác định được rằng băng biển ở Bắc Cực bây giờ tan chảy sớm hơn, hình thành muộn hơn, diện tích của nó giảm xuống. Mà không có băng – thì sẽ không có săn mồi. Những con thú săn mồi ở lại trên bờ và tìm kiếm thức ăn ở đó.
“Vào năm 2010, tất cả những con gấu cái mà chúng tôi quan sát đã đi ra ngoài trên những tảng băng. Năm 2011, chúng đợi rất lâu trên đảo để băng trôi đến. Vào mùa xuân năm 2012, khi biển Kara bắt đầu tan, con gấu cái di chuyển qua các tảng băng, nó nhận ra rằng nó sẽ không kịp và quay trở về đất liền. Nó chạy đến địa điểm băng cách bờ 100 km, bơi đến đó. Năm 2016, trên đảo Vaygach, chúng tôi thấy rằng ngay cả khi có thể di chuyển trên băng, động vật vẫn chọn vào bờ. Và chúng bị cuốn hút bởi những đống rác trên miền Đất Mới. Mỗi con gấu Bắc cực hành xử khác nhau - rõ ràng, chúng thích nghi với điều kiện thay đổi", - Nikita Platonov, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Sinh thái và tiến hóa thuộc VHLKH Nga, chuyên gia về môi trường sống trên bang trao đổi với Sputnik.
Tình trạng mất băng biển ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thể chất của động vật, các nhà khoa học từ Canada và Hoa Kỳ khẳng định. Cùng với các đồng nghiệp từ các quốc gia khác, họ đã tạo ra một mô hình để tính toán số lượng con của gấu Bắc cực trong ba thế hệ trên ví dụ về quần thể gấu của Biển Baffin, nằm giữa Greenland và quần đảo Canada.
Ở biển Baffin, băng tan trong những tháng ấm hơn. Gấu Bắc cực phải chờ đợi, và thời gian chúng sống trên bờ dài hơn 1 tháng so với 10 năm trước. Có lẽ vì điều này, trọng lượng của chúng bị giảm. Mô hình cho thấy rằng nếu xu hướng tiếp tục, gấu cái sẽ không thể mang hai con trong bụng, như trước đây, và khi đó, quần thể gấu sẽ thu hẹp.
Khả năng thích nghi
Vào tháng 12 năm 2017, những thước phim mô tả gấu Bắc cực chết vì kiệt sức đã lan tỏa toàn thế giới. Chúng được quay bởi các nhà làm phim tài liệu trên đảo Baffin. Cảnh tượng đau lòng khiến nhiều người không thể thờ ơ, rất có thể nhiều người quyết định rằng gấu bắc cực đang chết dần chết mòn và cần sự giải cứu khẩn cấp.
“Một con gấu đói không thể phục vụ như một chỉ số cho toàn bộ quần thể gấu”,- Nikita Platonov nhấn mạnh.
Bản thân ông chỉ một lần nhìn thấy một con vật kiệt sức nghiêm trọng. Đó là vào năm 2016 trên đảo Trắng ở biển Kara.
“Năm ngoái, người ta đã gắn vòng cổ cho chúng, vì vậy chúng đều béo tốt”,- nhà khoa học nói thêm và nhắc lại rằng vào năm 2011,đã nhìn thấy một con gấu đực ở Franz Josef Land đang cố gắng giành những con gấu con khỏi gấu mẹ. Hóa ra là răng của nó bị gãy, rõ ràng con gấu này không thể săn hải cẩu và đã chọn con mồi dễ dàng hơn.
Có lẽ, sau vài năm khó khăn liên tiếp, khi động vật không được ăn uống tốt, tỷ lệ sinh của chúng giảm, tỷ lệ tử vong của đàn con tăng lên và theo đó, số lượng giảm đi. Sau đó đến một thời kỳ thuận lợi, và quần thể được phục hồi về số lượng.
Để quan sát, các nhà khoa học thường sử dụng các phương pháp từ xa không yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với động vật. Trên ảnh vệ tinh có độ phân giải cao pixel 30, có thể phân biệt từng cá thể. Sẽ là hợp lý khi áp dụng mạng lưới thần kinh, và những nỗ lực như vậy đang được thực hiện, các thuật toán được tạo ra. Tuy nhiên, cần phải có nhiều lựa chọn để đào tạo chương trình, mà cơ sở dữ liệu vẫn còn quá nhỏ.
“Ngoài ra, còn có máy bay không người lái tầm xa có thiết bị chụp ảnh phạm vi quang học, hồng ngoại và tử ngoại. Năm 2016, chúng tôi đã tham gia một chương trình như vậy để thống kê gấu bắc cực ở biển Chukchi. Vào mùa hè năm 2018, máy bay siêu nhỏ đã được sử dụng thành công để quan sát vùng gần rìa băng nhanh. Vì vậy, trong vấn đề này, chúng tôi tuân theo tất cả các xu hướng hiện đại", - nhà nghiên cứu kết luận.