Chủ tịch Huawei Liang Hua không nói rõ nhà máy sẽ được đặt ở đâu và khi nào bắt đầu hoạt động. Dự án đang được thảo luận với chính phủ Pháp và chính quyền địa phương, tạo ra 500 chỗ làm mới cho Pháp và thiết bị trị giá khoảng 1 tỷ euro mỗi năm cho thị trường châu Âu. Ở giai đoạn ban đầu, tập đoàn Trung Quốc dự định đầu tư 200 triệu euro vào dự án.
Các trạm thu phát di động được sản xuất tại Pháp không được coi là cốt lõi của cơ sở hạ tầng mạng 5G. Trong khi đó, bình luận về kế hoạch mới của Huawei, hãng tin France Presse lưu ý tập đoàn Trung Quốc, vốn chịu thiệt hại từ cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, đang theo dõi chặt chẽ thị trường châu Âu và cố gắng bù đắp cho việc kinh doanh bị thiệt hại ở Mỹ.
Về phần mình, hãng Reuters cho rằng phản ứng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước quyết định của Huawei chưa rõ ràng. Ông tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cảnh báo về sự xâm lăng của Trung Quốc vào nền kinh tế EU.
Sự lưỡng lự và thiếu quyết đoán của chính quyền Pháp trong bối cảnh cuộc chiến toàn cầu của Hoa Kỳ chống lại Huawei được phản ánh trong quan điểm của các nhà khai thác dịch vụ Pháp. Pháp chưa bắt đầu triển khai mạng 5G, nhưng công ty Orange do nhà nước kiểm soát đã chọn Nokia và Ericsson làm đối tác - các đối thủ cạnh tranh với Huawei ở châu Âu. Trong khi đó, những nhà khai thác nhỏ hơn - Bouygues Telecom và SFR Altice Europe, mà những mạng hiện có phụ thuộc nhiều vào thiết bị Huawei, đang chờ Paris làm rõ quan điểm của chính phủ với Huawei.
Triển vọng dự án mới của tập đoàn Trung Quốc tại Pháp, và hậu quả có thể đối đối với thị trường châu Âu, chuyên gia tại Đại học Nhân dân Trung Quốc Zhou Rong cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
«Tuyên bố của Tổng thống Emmanuel Macron thường phụ thuộc vào tình hình thực tế. Giờ đây, trong bối cảnh gia tăng mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Pháp, ông lên tiếng ủng hộ Huawei. Với sự mềm mỏng trong quan hệ Mỹ-Pháp, giọng điệu có thể thay đổi. Hầu như tất cả các nhà khai thác dịch vụ nước ngoài đều chú ý đến thế mạnh của Huawei. Các giải pháp kỹ thuật của họ được đón nhận, giá trị về kinh tế cũng rất tốt. Theo nghĩa này, các doanh nghiệp Pháp đang sử dụng công nghệ Huawei cũng hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với công ty Trung Quốc, đang vận động hành lang để Macron phê duyệt các dự án với Huawei. Tuy nhiên, ngay cả khi Pháp chấp thuận sử dụng công nghệ Huawei, hợp tác với công ty Trung Quốc vẫn có thể bị hạn chế trong các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng và an ninh. Nếu tính đến thị trường châu Âu và sự đồng thuận, Pháp và Đức sẽ hỗ trợ Huawei. Cần nhớ rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson phản đối Donald Trump trong vấn đề này. Nếu Anh, Pháp và Đức có thể ủng hộ Huawei, thì Ý, Tây Ban Nha, Áo và các quốc gia khác sẽ không có lý do gì để tránh hợp tác. Cho đến nay, phía Pháp vẫn chưa trả lời rõ. Chúng ta cần tính đến khả năng của Macron chịu được áp lực của Mỹ đến đâu. Ngoài Pháp, Huawei đã chọn nhiều quốc gia châu Âu khác để hợp tác, bao gồm cả Hà Lan và dự định xây dựng các nhà máy của mình ở đó. Ngay cả khi quyết định của Pháp không thuận lợi cho Huawei, công ty Trung Quốc vẫn sẽ giữ lại lợi thế của mình. Không có khả năng một cái gì đó có thể ngăn cản Huawei xâm nhập thị trường châu Âu».
Dự án mới ở Pháp là một bước tiến nghiêm túc của Trung Quốc để củng cố vị trí trong không gian kinh tế xã hội châu Âu, hơn nữa là vị thế đi đầu. Vấn đề được chuyên gia RISI Mikhail Belyaev bình luận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
«Trung Quốc thực hiện điều này theo cách hiệu quả nhất — củng cố vị thế tại một trong những lĩnh vực kỹ thuật phổ biến nhất trong tương lai. Châu Âu có thể cảnh giác với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Họ hiểu rằng đây chỉ là khởi đầu cuộc tấn công rộng rãi của Trung Quốc vào đầu cầu châu Âu. Nhưng EU, nói chung, không tránh được đi đâu cả. Dù những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ ở châu Âu trong lịch sử cao đến mức nào, nhưng hiện nay họ đang thua kém theo hướng này đối với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn tương lai, đó là vấn đề vượt trội của công nghệ. Vì lý do này, châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài hợp tác với Trung Quốc».
Quan điểm này đặc biệt được phản ánh trong một loạt các biện pháp được EU công bố vào đầu tháng 2 để giảm thiểu rủi ro có thể liên quan đến việc xây dựng mạng 5G. Tài liệu này không nêu tên bất kỳ công ty cụ thể nào, kể cả Huawei, có thiết bị bị cấm sử dụng. Bộ quy tắc nêu rõ các quốc gia chủ động đưa ra các biện pháp điều chỉnh của riêng mình trong viễn thông, cũng như trong việc lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị.
Cách tiếp cận này phù hợp với sự lựa chọn của Vương quốc Anh. Vào cuối tháng 1, chính phủ ông Johnson quyết định thiết bị của công ty Trung Quốc có thể được sử dụng trong việc xây dựng các mạng viễn thông vô tuyến. Tại Đức, chính phủ bà Angela Merkel, tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt liên quan đến các nhà cung cấp thiết bị 5G nước ngoài, cũng không cấm cản việc hợp tác với Huawei.
Như vậy quan điểm thống nhất ở châu Âu về mạng truyền thông 5G đang tỏ ra đi ngược lại các cảnh báo cứng rắn của Hoa Kỳ — quốc gia kêu gọi các đồng minh của mình loại trừ hoàn toàn các nhà cung cấp Trung Quốc, kể cả Huawei, ra khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông 5G.
Đồng thời, Mỹ bắt đầu một cuộc phiêu lưu cực kỳ tốn kém chống lại Huawei. Vào ngày mà người đứng đầu Huawei công bố dự án mới của Trung Quốc ở châu Âu, Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí bỏ phiếu ngân sách1 tỷ đô la dành cho các nhà khai thác viễn thông nông thôn, như một khoản bồi thường cho việc phá vỡ và thay thế thiết bị của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE trong hạ tầng mạng của họ. Tuy nhiên không phải tất cả các thượng nghị sĩ đều có ý tưởng về nguồn tài chính chi trả những khoản bồi thường này và thiệt hại thực sự cho cả doanh nghiệp vận hành và người tiêu dùng bình thường. Vấn đề không chỉ là tổn thất vật chất trực tiếp khi chuyển sang sử dụng thiết bị đắt tiền hơn, mà cả ít nhất hai năm để thực hiện việc này.