"Chiến dịch Sấm Rền" của Mỹ không làm Việt Nam khiếp sợ

Vào ngày 2/3/1965, Không quân Hoa Kỳ đã phát động chiến dịch oanh tạc từ trên không lần thứ 3 chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sputnik

Sự leo thang nhục nhã

Lần đầu tiên, bom Mỹ ném xuống xuống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 5 tháng 8 năm 1964 – sau cái cớ  được dựng lên với tên gọi “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Ngày 7 tháng 2 năm1965, chiến dịch ném bom “Flaming Dart” (Mũi lao lửa) bắt đầu. Và 55 năm trước, Hoa Kỳ đã khởi động chiến dịch oanh tạc từ trên không lần thứ ba của mình với tên gọi "Chiến dịch Sấm Rền" (Rolling Thunder) - chiến dịch ném bom dài nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Tổng cộng, bắt đầu từ năm 1964 và kết thúc với vụ ném bom Giáng sinh vào năm 1972, không quân Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 2 triệu lượt không kích lên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thả khoảng 8 triệu tấn bom.

"Chiến dịch Sấm Rền" của Mỹ không làm Việt Nam khiếp sợ

Việt Nam không đơn độc

Việc Mỹ bắn phá VNDCCH được Liên Xô đánh giá là cuộc xâm lược trực tiếp chống lại một nhà nước xã hội chủ nghĩa có chủ quyền. Những kẻ xâm lăng sẽ phải đối diện với sự hỗ trợ ngày càng tăng dành cho Việt Nam từ phía Liên Xô, Moskva nhấn mạnh.

Ở giai đoạn đầu, vũ khí, thiết bị quân sự và hàng hóa được chuyển đến Việt Nam chủ yếu bằng tàu hỏa qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên vào thời điểm đó, quan hệ Xô-Trung không hoàn toàn thân thiện. Những con chì niêm phong các toa xe bị bật mở, thiết bị quân sự bí mật đã bị phía Trung Quốc kiểm tra bất hợp pháp, và nhiều hàng hóa đơn giản là bị lấy mất. Do đó, lãnh đạo Liên Xô quyết định chuyển sang giao hàng cho Việt Nam bằng đường biển từ các cảng trên Biển Đen và Thái Bình Dương của Liên Xô.

Toàn cảnh Trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12 năm 1972

Giữa nước và lửa

Nếu tất cả hàng hóa do các thủy thủ Liên Xô giao cho VNDCCH vào năm 1970 xếp trong các toa xe lửa chở hàng, thì chuyến tàu như vậy sẽ kéo dài 800 km.

Mỗi tháng, trung bình 40 tàu vận tải Liên Xô đến VNDCCH và được bốc dỡ xuống tại các cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả. Những dặm đường ở giai đoạn cuối cùng thực sự là những tuyến đường quân sự, do hành trình vượt qua vùng biển mà Hoa Kỳ coi là khu vực hoạt động quân sự. Trên đường đến Việt Nam và tại các cảng, tàu Liên Xô xuyên thường bị máy bay Mỹ bắn phá. Các tàu "Turkestan", "Pereyaslavl-Zalessky", "Mikhail Frunze", "Simferopol", "Boris Lavrenev", "Pevek" và một số tàu khác phải hứng chịu bom và mảnh đạn Mỹ. Con tàu "Grisha Akobyan" bị hư hại đặc biệt nghiêm trọng - không thể cứu được. Trên vị trí chiến đấu thực sự, nhiều thủy thủ dân sự Liên Xô đã hi sinh tính mạng, nhiều hơn cả các chuyên gia quân sự Liên Xô có mặt tại Việt Nam. Mười tàu Liên Xô với toàn bộ thủy thủ đoàn trong cuộc phong tỏa của Mỹ đã trụ lại ở bến cảng Hải Phòng, bằng cách đó đã cứu khu cảng khỏi bị phá hủy hoàn toàn.

"Chiến dịch Sấm Rền" của Mỹ không làm Việt Nam khiếp sợ
“Bộ đôi” chiến thắng: quân nhân Việt Nam và vũ khí Liên Xô

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1965 đến cuối năm 1972, Moskva đã bàn giao Hà Nội, ngoài các phương tiện chiến đấu bọc thép, súng cối, pháo phòng không và tàu chiến, còn có 95 hệ thống tên lửa, hơn 7600 quả tên lửa kèm theo, 687 xe tăng và hơn 300 máy bay chiến đấu.

Vào ngày thứ hai trong chiến dịch quân sự "Chiến dịch Sấm Rền" của Mỹ, diễn ra  trong không phận VNDCCH, đã diễn ra trận không chiến đầu tiên. Phạm Ngọc Lan, lái máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô, đã bắn hạ hai máy bay Mỹ. Kể từ đó, ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Không quân Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1965, máy bay Mỹ đầu tiên bị tên lửa Liên Xô bắn hạ trên bầu trời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - từ đó, đây là ngày lễ kỷ niệm của lực lượng tên lửa Việt Nam.

"Chiến dịch Sấm Rền" của Mỹ không làm Việt Nam khiếp sợ

Để sử dụng các thiết bị quân sự hiện đại,  trong các trường quân sự và học viện của Liên Xô bắt đầu công việc huấn luyện đào tạo quân nhân Việt Nam. Chỉ riêng năm 1966 và 1967, 5 trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được huấn luyện với số lượng 3 ngàn người. Và tổng cộng  hơn 10 nghìn sĩ quan Việt Nam đã học tại các trung tâm đào tạo Liên Xô, bao gồm kể cả ở Việt Nam. Trong số đó có các vị chỉ huy tương lai của Quân chủng Phòng không - Không quân QĐNDVN, Trung tướng Lê Văn Tri và Trung tướng Nguyễn Văn Thạc, Tổng tham mưu trưởng Không quân Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thái, Anh hùng QĐNDVN Phạm Trường Vũ, nhà du hành vũ trụ tương lai Phạm Tuân, cùng  nhiều nhà lãnh đạo và anh hùng  khác trong cuộc kháng chiến.

Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Xô, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, đã có 6359 tướng lĩnh sĩ quan và khoảng 5000 binh lính và hạ sỹ quan quân đội Liên Xô tham gia. Vì công lao giúp đỡ các lực lượng yêu nước Việt Nam, khoảng 2200 quân nhân Liên Xô đã được trao giải thưởng nhà nước Liên Xô và hơn 3000 người đã được trao  huân chương và huy chương của nước VNDCCH.

Không  một chiến dịch ném bom nào của Mỹ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đạt được mục tiêu dự định của họ, đại tướng  Anatoly Hupenen lưu ý trong  cuộc phỏng vấn với Sputnik. Từ tháng 12 năm 1972 đến tháng 1 năm 1975, ông là trưởng nhóm chuyên gia quân sự cao cấp Liên Xô tại VNDCCH. Ông được trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Những chiến sĩ bảo vệ đất nước đã hy sinh lớn lao, - vị tướng lưu ý, - họ đã thể hiện quyết tâm cao nhất và kỹ năng chiến đấu trong khi bảo vệ tự do, độc lập và thống nhất của quê hương. Chúng tôi, các chuyên gia quân sự Liên Xô, tự hào đã chiến đấu trong hàng ngũ, bên cạnh những người anh hùng Việt Nam.

Thảo luận