Chuyên gia: Taliban kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Trung Quốc trong quá trình rút quân Mỹ khỏi Afghanistan

Các vấn đề trong quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và việc thiết lập đối thoại nội bộ Afghanistan có thể xác định chương trình nghị sự tại cuộc tham vấn của Trung Quốc với Taliban, cũng như tại các cuộc đàm phán ba bên Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến ​​này khi bình luận về thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và Hoa Kỳ đã được ký kết vào ngày 29 tháng 2 tại Doha.

Hoa Kỳ và Taliban ký kết thỏa thuận hòa bình

Theo thỏa thuận này, Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng. Còn Taliban giữ nguyên các cam kết của họ theo thỏa thuận được ký kết, theo giới chức. Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan. Về phần mình, Taliban cam kết chấm dứt các hành động bạo lực chống lại quân đội nước ngoài.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia lưu ý rằng, việc thực hiện các thỏa thuận đạt được tại Doha sẽ đòi hỏi không ít nỗ lực, mà cũng có thể sự nỗ lực cao hơn so với việc chuẩn bị thỏa thuận Mỹ-Taliban. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận này đã kéo dài từ mùa thu năm 2018.

Những thực tế mới trong quá trình giải quyết vấn đề Afghanistan xuất hiện sau khi ký kết thỏa thuận hòa bình Doha có thể ảnh hưởng như thế nào đến chương trình nghị sự của cuộc đàm phán ba bên Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan? Sau đây là ý kiến của chuyên gia Yang Shu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Á của Đại học Lan Châu (Trung Quốc):

“Theo tôi, từ góc nhìn pháp luật quốc tế, Hoa Kỳ và Taliban không nên tổ chức các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận mà không có sự tham gia của Chính phủ Afghanistan. Đồng thời, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của thỏa thuận vừa đạt được, vì các hoạt động quân sự ở Afghanistan chủ yếu được tiến hành giữa Taliban và lực lượng đa quốc gia. Mối quan hệ phức tạp giữa Kabul và Taliban, cũng như cam kết của Taliban chấm dứt các hành động bạo lực để thích nghi với điều kiện hòa bình, là những vấn đề chính sẽ được thao luận trong cuộc đàm phán ba bên Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan. Ngoài ra có nhiều câu hỏi về quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Hoa Kỳ vẫn chưa lên tiếng lên án cuộc chiến của họ ở Afghanistan, và có thể nói rằng, ở nước này có một bầu không khí ủng hộ cuộc chiến này. Tôi cho rằng, trong những điều kiện này, Hoa Kỳ không thể hoàn toàn rời khỏi Afghanistan, có lẽ họ sẽ để lại một lực lượng bao gồm khoảng từ 4 nghìn đến 5 nghìn quân ở đó. Nói chung, hòa bình ở Afghanistan vẫn còn xa vời, vì vậy cá nhân tôi coi thỏa thuận này là một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một thỏa thuận hòa bình. Hòa bình sẽ không đến nếu Taliban không hạ vũ khí và không đầu hàng chính phủ, và chính quyền và quân đội Hoa Kỳ tiếp tục tấn công Taliban”.
Ông Pompeo nêu điều kiện để ký kết thỏa thuận với Taliban

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Boris Dolgov từ Trung tâm nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo tại Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, lưu ý rằng, trong điều kiện này, Trung Quốc sẽ cố gắng đóng vai trò trung gian giữa Taliban và Kabul để thiết lập đối thoại nội bộ Afghanistan. Một trong những cơ hội thuận tiện cho việc này là định dạng Trung Quốc-Pakistan-Afghanistan:

“Trung Quốc có thể đóng góp cho điều này với tư cách “bên trung gian” cũng như với tư cách “người bên ngoài” có thể tính đến lợi ích của cả hai bên trong quá trình tìm kiếm sự thỏa hiệp. Bắc Kinh có thể giải quyết một số mâu thuẫn, có thể đề xuất những sáng kiến ​​của mình. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể đóng vai trò bên trung gian chủ trương cải thiện mối quan hệ giữa chính phủ Afghanistan và Taliban. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc có thể sử dụng các cơ chế tài chính và kinh tế để thuyết phục Chính phủ Afghanistan hòa giải với Taliban”.

Thỏa thuận với Hoa Kỳ có lợi cho Taliban, đây là một thành công trong chính sách của họ, ông Boris Dolgov nói. Với thỏa thuận này, họ sẽ tự tin hơn khi đàm phán với Trung Quốc. Còn Bắc Kinh sẽ cố gắng để Taliban cam kết không cho phép các nhóm IS (tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga) và các nhóm cực đoan khác hiện diện trên lãnh thổ Afghanistan, vì các nhóm này có thể hành động chống lại Trung Quốc. Lập trường của Trung Quốc trong cuộc đàm phán với Taliban có vẻ tự nhiên và hợp lý. Bắc Kinh cố gắng ngăn chặn các hành động phá hoại của phiến quân Hồi giáo theo hướng Tân Cương vì đây là phương hướng quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh quốc gia của Trung Quốc, ông Vladimir Dolgov nhận xét.

Chuyên gia: Taliban kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Trung Quốc trong quá trình rút quân Mỹ khỏi Afghanistan

Taliban kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc để giải quyết vấn đề với sự hiện diện quân sự nước ngoài ở Afghanistan, - chuyên gia Zhang Jinping tại Viện chống khủng bố thuộc Đại học Chính pháp Tây Bắc (Trung Quốc) nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Iran bình luận về việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan
“Trước hết, đây là quá trình rút quân Mỹ. Trong lịch sử đã có những  trường hợp khi Hoa Kỳ vi phạm quy trình này, ví dụ, ở Syria và Iraq. Ngoài ra, ở Mỹ cũng có những ý kiến ​​khác nhau về việc rút quân. Một vấn đề khác - phải làm gì với các thiết bị quân sự của Hoa Kỳ? Có nên trao tặng các thiết bị này cho chính phủ Afghanistan hoặc nên chọn một kịch bản khác. Ngoài ra, quá trình rút quân có thể bị gián đoạn do sự can thiệp của bên thứ ba, bao gồm các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo. Hoa Kỳ, Taliban và chính quyền Afghanistan có lập trường tương tự về các thế lực này. Tuy nhiên, nếu một hành động khủng bố lớn xảy ra trong quá trình rút quân, liệu Hoa Kỳ hay Taliban có đủ sức đẩy lùi các thế lực này không? Mỹ sẽ đổ lỗi cho Taliban vì điều này? Hãy chuẩn bị cho thực tế rằng, tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến quá trình rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Taliban luôn yêu cầu Mỹ rút quân. Taliban đang kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề rút quân Mỹ, vào khả năng của Trung Quốc thành một lực lượng quốc tế để giúp Mỹ hoặc Afghanistan hoàn thành quá trình rút quân đội nước ngoài khỏi nước này”.

Cuộc đối thoại liên Afghanistan được lên kế hoạch vào ngày 10 tháng 3. Địa điểm và thành phần của các phái đoàn chưa được xác định. Đến thời điểm này, chính phủ Afghanistan và Hoa Kỳ phải thả 5 nghìn tù nhân Taliban. Và Taliban phải thả một nghìn tù nhân. Nhưng, vào ngày 1 tháng 3, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết rằng, Kabul không cam kết thả nhưng người bị giam giữ thuộc lực lượng Taliban, "vấn đề này có thể trở thành một phần nội dung của cuộc đàm phán liên Afghanistan, nhưng không phải là điều kiện để tiến hành đàm phán".

Thảo luận