Hoảng loạn và bạo lực: Thiếu giấy vệ sinh và rắc rối tàu điện ngầm mới chỉ là khởi đầu?

Một tháng trước, không ai có thể tin rằng chủng coronavirus mới sẽ gây ra sự hoảng loạn ở một đất nước văn minh và phát triển như Nhật Bản: hoảng loạn đến mức giấy vệ sinh và khăn giấy biến mất khỏi kệ hàng và mọi người lao vào xâu xé nhau tranh mua khẩu trang y tế.
Sputnik

Tình hình leo thang đến mức ngay cả thủ tướng đất nước Mặt trởi mọc cũng phải lên tiếng. Ông Abe kêu gọi đừng tin những đồn đại thiếu giấy vệ sinh và đảm bảo rằng có hàng tồn kho trong nước. Nhưng sự thật vẫn là rất khó tìm mua giấy vệ sinh trong các cửa hàng ở Tokyo, đồng thời sự căng thẳng và lo lắng trong dân chúng vẫn đang gia tăng.

Coronavirus khiến huỷ bỏ Tuần lễ Thời trang

Phóng viên Sputnik ở Tokyo đã đến một số cửa hàng ở khu vực Shirokane, Shinjuku và không mua được giấy vệ sinh. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác bắt đầu biến mất khỏi kệ hàng: xà phòng và chất khử trùng, kể cả chất lỏng kháng khuẩn và gel bôi tay.

Việc tìm kiếm thủ phạm trong cơn hoảng loạn dữ dội và nỗ lực trấn an dân chúng  hầu như không thay đổi được điều gì - mọi người lo sợ trước bất ổn và đang cố gắng chuẩn bị đối phó với mọi bất ngờ. Và vấn đề không phải là liệu có thể ngăn chặn sự hoảng loạn thiếu lành mạnh xung quanh giấy vệ sinh hay không, mà là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Rốt cuộc, vấn đề không chỉ giới hạn ở việc mua trữ một lượng lớn nhu yếu phẩm cơ bản - coronavirus gây ra sự bùng phát tâm trạng bài ngoại và thậm chí là hành hung trên đường phố và ẩu đả trong tàu điện ngầm.

Tất cả mọi việc bắt đầu như thế nào?

Trước hết, sự khan hiếm đã bị kích động bởi thông tin trên mạng xã hội rằng giấy vệ sinh được nhập khẩu từ Trung Quốc, do đó nguồn cung sẽ sớm chấm dứt.

Kết quả là đến cuối tuần, các kệ hàng với giấy vệ sinh và khăn ăn đã trống rỗng trong hầu hết các cửa hàng

“Bây giờ không ai biết phải làm gì, mọi người đều bối rối và hoảng loạn, vì vậy họ muốn mua hàng hóa thiết yếu để sử dụng trong tương lai, hiện tại nhiều người đang mua trữ giấy vệ sinh. Nếu không mua ngay bây giờ, mọi thứ sẽ sớm được bán hết,” - người bán hàng của hiệu thuốc Tom Tomod đã giải thích cho phóng viên Sputnik như vậy.

Đồng thời, nhân viên cửa hàng không thể trả lời câu hỏi, liệu giấy vệ sinh có xuất hiện vào thứ Hai hay không:

Ứng cử viên thị trưởng London tuyên bố sẵn sàng đăng cai Thế vận hội 2020 thay Tokyo
“Xe ô tô chở hàng đến mỗi ngày - từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, chúng tôi không biết, liệu hàng hóa có đến mà không chậm trễ hay không. Ví dụ, nếu Chủ nhật đường cao tốc sẽ bị chặn do Marathon, xe tải sẽ không thể chạy qua, điều này ảnh hưởng đến thời gian nhập hàng hôm Thứ Hai. Hơn nữa, có thể giấy vệ sinh sẽ được bán hết ngay lập tức sau khi đến quầy”.

Trong các cửa hàng, đáng chú ý là băng vệ sinh và tampon dành cho phụ nữ, chất tẩy rửa nhà cửa, cũng được mua vét với số lượng lớn, mặc dù chưa được ồ ạt như giấy vệ sinh, khăn giấy và bông gòn.

Nghịch lý thay, không chỉ các tin nhắn báo động trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng hoạt động của người tiêu dùng, mà hính các cửa hàng cũng kích thích nhu cầu. Ví dụ, cửa hàng đồng phục Cando treo tấm biển giải thích về cách bạn có thể làm khẩu trang bằng khăn giấy để “bảo vệ bản thân” khỏi virus.

Hoảng loạn và bạo lực: Thiếu giấy vệ sinh và rắc rối tàu điện ngầm mới chỉ là khởi đầu?

Các nhà chức trách và nhà sản xuất giấy vệ sinh cố gắng khẳng định với dân chúng rằng sẽ không có sự gián đoạn trong nguồn cung cấp hàng, rằng nguồn sản xuất chính nằm ở Nhật Bản, chứ không phải ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhớ đến bi kịch năm 2011, nhiều người vẫn quyết định mua trữ cho an toàn. Rốt cuộc, nhiều người vẫn nhớ các vấn đề liên quan đến sự khan hiếm nhu yếu phẩm.

Tâm lý con người trên toàn thế giới đều giống nhau

Không thể phủ nhận rằng các sự kiện ở Trung Quốc đang bắt đầu ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh tế Nhật Bản. Do các nhà máy ở Trung Quốc ngừng hoạt động, một loạt các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ, được giao với chậm trễ đáng kể. Các nhà sản xuất Nhật Bản cũng phụ thuộc vào Trung Quốc, vì họ sử dụng linh kiện của nước này.

Tại 64 nước khác ngoài Trung Quốc đã xác định các trường hợp lây nhiễm coronavirus

Nhưng tất cả những lý do khách quan này về sự khan hiếm hàng hóa và giá cả tăng lên không làm cho tình hình bớt vô lý và không giải thích được tại sao mọi người (trên toàn thế giới, không chỉ Nhật Bản) phản ứng mạnh mẽ như vậy đối với dịch coronavirus. Thật vậy, ngoài các thông điệp tận thế trong một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội, qua hầu hết các nguồn mà mọi người đều có thể tiếp cận, vẫn có thể xem số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong do coronavirus là khoảng 3%. Tất nhiên, cũng như bất kỳ loại virus khác, coronavirus đặc biệt nguy hiểm đối với những người có khả năng miễn dịch yếu. Hiện tại, 3.000 có người chết vì coronavirus, trong khi hàng năm có từ 290.000 đến 650.000 người chết do bệnh cúm thông thường. Tại sao coronavirus lại dẫn đến ẩu đả ở nơi công cộng hoặc hoảng loạn trong các cửa hàng? Sputnik phỏng vấn các nhà tâm lý học với câu hỏi này.

“Có một căn bệnh tâm thần gọi là carcinophobia, nỗi sợ bị ung thư. Không một lập luận nào của chuyên gia có thể thuyết phục họ rằng nỗi sợ hãi của họ là vô ích. Những người trong trạng thái hoảng loạn tâm lý vẫn xử sự theo những nỗi sợ hãi trong tâm trí họ. Trong trường hợp coronavirus, mọi người vô tình tập trung vào cái gọi là lý thuyết xác suất. Bất chấp nền văn minh của đất nước, tâm lý con người về cơ bản là giống nhau trên toàn thế giới. Hơn nữa, có một thuật ngữ chuyên nghiệp gọi là “tiếng rì rào”, liên quan đến hành động hoảng loạn của động vật và các sinh vật sống khác. Hiện tượng tự nhiên này là đáng chú ý nhất trong số các loài chim, khi hàng ngàn con chim bay lạc tạo thành đàn lớn. Đồng thời, không ai có thể hiểu logic vì sao mà chúng bay theo hướng này hay hướng khác. Đây vẫn là một điều bí ẩn. Nhưng trong trạng thái hoảng loạn con người cũng hành xử theo cách tương tự. Nói một cách hình tượng, một đám đông nhanh chóng hình thành, theo bản năng, ngày càng có nhiều người tham gia,” – ông Alexander Lebedev, giáo sư tại Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, giải thích.
Nông nỗi virus Corona: Ba người Hồng Kông lấy trộm 600 cuộn giấy vệ sinh
“Những tình huống tương tự về sự hoảng loạn và nhu cầu mua vét hàng hóa của người tiêu dùng liên quan đến một số hàng hóa đã được biết đến trong lịch sử (ví dụ, ở Nga có những tiền lệ tương tự với muối, kiều mạch v.v.). Ai đó tung ra tin đồn rằng những hàng hóa này đang khan hiếm, sẽ ngừng sản xuất loại hàng hóa đó v.v. Tin đồn xuất hiện trong các tình huống lo lắng, bất ổn, thiếu thông tin, đáng báo động trong xã hội. Thông thường, những tin đồn như vậy được sử dụng để tăng giá các mặt hàng tồn đọng có nhu cầu cao, để thu được siêu lợi nhuận” - bà Anastasia Evorievna Vorobyova, phó tiến sĩ khoa học tâm lý, nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm Tâm lý Xã hội và Kinh tế IP RAS cho biết.

Các nhà tâm lý học cũng trấn an: tâm lý con người được sắp xếp theo kiểu tâm trạng hoảng loạn không thể kéo dài quá lâu.

Hoảng loạn và bạo lực: Thiếu giấy vệ sinh và rắc rối tàu điện ngầm mới chỉ là khởi đầu?
“Ngành y tại Nhật Bản tuyệt vời, tất cả các biện pháp an toàn cần thiết đang được thực hiện, vì vậy tôi nghĩ rằng sự hoảng loạn này sẽ sớm chấm dứt, bởi vì tình trạng cấp tính nhất thiết phải kết thúc bằng cách nào đó” – ông Lebedev kết luận.
Thảo luận