Hoa Kỳ bất lực trước Trung Quốc trong sự cạnh tranh truyền thông

Trung Quốc xem các động thái của Hoa Kỳ can thiệp vào công việc của các nhà báo Trung Quốc là không thể chấp nhận được. “Mỹ và Trung Quốc có một số bất đồng, nhưng chúng tôi không cho rằng Mỹ nên can thiệp vào công việc của các nhà báo đến từ Trung Quốc”.
Sputnik

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun phản ứng với quyết định của Hoa Kỳ cắt giảm số lượng phóng viên tại văn phòng thường trú ở Mỹ của 5 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Truyền thông đưa tin Trung Quốc có thể hạn chế quan chức Mỹ nhập cảnh

Đại sứ đã tuyên bố như vậy tại cuộc họp báo được tổ chức nhân dịp Trung Quốc giữ chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ kể từ ngày 1 tháng 3. Vào ngày 2 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cắt giảm số lượng phóng viên tại văn phòng thường trú ở Mỹ của 5 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc từ 160 người xuống còn 100 người. Các cơ quan truyền thông bị ảnh hưởng bao gồm Xinhua, China Global Television Network (CGTN), China Radio International, China Daily và People's Daily. Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Tân Hoa Xã sẽ chỉ được phép duy trì 59 nhân viên Trung Quốc làm việc tại Mỹ. China Global Television Network chỉ còn 30 phóng viên Trung Quốc ở Mỹ. China Daily chỉ còn 9 nhân viên Trung Quốc, China Radio International - 2 nhân viên. People's Daily sẽ không phải giảm số nhân viên tại Mỹ, vì không có nhân viên nào của hãng này là công dân Trung Quốc.

Ông Xiao Jun, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển truyền thông tại Đại học Vũ Hán, cho biết, việc cắt giảm số lượng phóng viên Trung Quốc tại các văn phòng thường trú ở Mỹ sẽ hạn chế khả năng truyền đạt thông tin về Hoa Kỳ, điều cần thiết ở cả Trung Quốc và trên thế giới.

Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát truyền thông nhà nước Trung Quốc
"Việc cắt giảm số lượng phóng viên có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông tin, báo chí của các phương tiện truyền thông Trung Quốc tại Mỹ, điều này có thể cản trở việc truyền đạt thông tin. Trong những năm gần đây, Trung Quốc phát triển tiềm năng truyền đạt thông tin với tư cách một cường quốc. Trung Quốc cũng tìm kiếm khả năng thiết lập cuộc đối thoại trong không gian truyền thông quốc tế. Trung Quốc muốn thể hiện bản thân với thế giới bên ngoài và đồng thời nên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về những thông tin từ Trung Quốc. Về mặt này, cuộc trao đổi thông tin, hoạt động của các nhà báo phản ánh toàn diện và khách quan các sự kiện trên thế giới có ý nghĩa rất lớn. Tất nhiên, việc cắt giảm số lượng nhân viên truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ cản trở việc truyền đạt thông tin về các sự kiện ở hai nước và có thể dẫn đến sự hiểu lầm giữa hai bên. Rõ ràng, đây không phải là một tín hiệu thân thiện với Trung Quốc".

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang xem xét giảm thời gian lưu trú của các nhân viên truyền thông nhà nước Trung Quốc. Washington tuyên bố, Mỹ sẵn sàng triển khai những biện pháp khác trong trường hợp Trung Quốc hành động trả đũa.

"Chúng tôi xem xét tất cả các tùy chọn", -  một quan chức muốn ẩn danh của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters.

Vào tháng Hai, chính quyền Hoa Kỳ đã yêu cầu các cơ quan truyền thông Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ phải thông báo tên người quản lý nhân sự, các quyết định tuyển dụng và sa thải, cũng như đăng ký tài sản mà họ thuê hoặc mua tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.Trước khi thuê hoặc mua mới tài sản tại Hoa Kỳ, các cơ quan này cũng phài có sự chấp thuận của Hoa Kỳ.

Chuyên gia Igor Shatrov, người đứng đầu Hội đồng chuyên gia của Quỹ phát triển chiến lược Nga cho rằng, tình hình xung quanh truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ là biểu hiện của "tiêu chuẩn kép" để gây hại cho Trung Quốc vì Bắc Kinh không nhượng bộ Washington và luôn bảo vệ lợi ích của mình:

Trung Quốc hủy thẻ báo chí của ba nhà báo làm việc cho tờ Wall Street Journal
"Cả Trung Quốc và Nga đang phải hứng chịu liên tục nhiều lời cáo buộc vô lý từ phía Hoa Kỳ. Quyết định cắt giảm số lượng nhân viên các phương tiện truyền thông Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối của Mỹ. Những hành động như vậy là một biểu hiện của chính sách "thủ đoạn bẩn thỉu" và chỉ cho thấy sự bất lực. Phải chăng các nhà báo Trung Quốc có thể phát hiện ở Hoa Kỳ những điều mà người Mỹ muốn che giấu? Hay là Mỹ có lý do để sợ các nhà báo Trung Quốc? Theo tôi, các nhà báo Trung Quốc không thể gây hại cho quan hệ Trung-Mỹ nhiều hơn các chính sách của Donald Trump. Bản thân Hoa Kỳ đã gây thiệt hại lớn nhất cho mối quan hệ song phương".

Các biện pháp của chính quyền Hoa Kỳ nhằm hạn chế các hoạt động của truyền thông Trung Quốc rõ ràng đang được thúc đẩy vì mục đích chính trị trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chuyên gia Xiao Jun nhận xét:

"Tự do báo chí là tương đối, mặc dù tự do ngôn luận được đảm bảo bởi hiến pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tôi không ngạc nhiên với thông tin từ Hoa Kỳ. Ngày nay, Mỹ coi các phương tiện truyền thông là một công cụ trong trò chơi chính trị, vì vậy tình hình xung quanh truyền thông Trung Quốc là những gì đang diễn ra tại tâm điểm của các sự kiện chính trị. Nhờ sự cố này, toàn thế giới có thể hiểu rõ hơn về tính tương đối của tự do báo chí. Nói chung, tôi có xu hướng tin rằng, chiến dịch chống truyền thông Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ, là một phương tiện của chính phủ Mỹ để đạt được các mục tiêu chính trị".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi hành động của Mỹ nhắm vào giới truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ là “đàn áp chính trị”, và tố cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông qua quyết định này dựa trên não trạng thời chiến tranh lạnh, và trên những định kiến về ý thức hệ. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã tuyên bố như vậy vào hôm thứ Ba. Nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng, phía Trung Quốc phản đối và lên án mạnh mẽ những hành động này. Ông Zhao cảnh báo rằng động thái đó có thể phương hại nghiêm trọng tới các quan hệ giữa hai nước, và phía Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp trả đũa.

Thảo luận