Trả lời câu hỏi, nếu các nhà khai thác dịch vụ phóng thiết bị vũ trụ đưa ra giá thành thấp hơn, thì liệu có khi nào vệ tinh thông tin của Nga được phóng bằng tên lửa nước ngoài, thí dụ như Starlink của Elon Musk hay không, ông nói:
“Không có gì là không thể, nhưng hiện nay chúng tôi không thấy và cũng không cảm thấy cần thiết phải làm như vậy. Chúng ta có thực tế tuyệt vời về việc phóng vệ tinh bằng tên lửa Proton”.
“Tên lửa của Elon Musk là loại tên lửa đẩy hơi khác. Tôi cho rằng tên lửa đẩy sản xuất trong nước, như Proton, Soyuz, và tới đây là Angara - đó là những gì phù hợp với chúng ta. Còn chưa đến lúc chúng ta phải sử dụng những sản phẩm marketing và phát minh của Musk”, ông Dukhovitsky nói.
Do hạ giá thành xuống còn 61,5 triệu USD cho một lần phóng, Elon Musk với tên lửa Falcon 9 đã chèn ép tên lửa đẩy Proton của Nga (giá mỗi lần phóng là 65 triệu USD) trên thị trường dịch vụ phương tiện phóng vệ tinh. Trước đó Roscosmos đã cáo buộc doanh nhân người Mỹ này có hành động bán phá giá.