"Vũ khí duy nhất hiện nay". Chuyện hoang đường và sự thật về coronavirus

Số lượng ca lây nhiễm coronavirus trên toàn thế giới đang lên tới gần con số 100 000. Covid-19 được phát hiện ở 76 quốc gia. Không có thuốc đặc biệt chống bệnh này, vắc-xin đang trải qua thử nghiệm lâm sàng.
Sputnik

Một số người cho rằng dịch bệnh sẽ dịu xuống vào mùa hè, trong khi những người khác cảnh báo về một đại dịch không thể tránh khỏi. Sputnik tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng mới và cách bảo vệ bản thân khỏi loại virus này.

Kiểm dịch thực sự hiệu quả

Theo WHO, dịch coronavirus ở Trung Quốc đã giảm. Tại đó, mỗi ngày ghi nhận hơn 100 ca nhiễm mới (một tháng trước là khoảng 3000 ca). Ở các quốc gia khác, tình hình hoàn toàn ngược lại: vào đầu tháng Hai, vài chục người nhiễm bệnh một ngày đã được đăng ký bên ngoài Trung Quốc, nhưng bây giờ là hơn 2000 người. Hơn nữa, trong 48 giờ qua, dịch bệnh đã lan sang 9 quốc gia khác, trong đó có Ba Lan và Ukraina.

Số nhiễm coronavirus trên thế giới trong một ngày gấp gần 17 lần so với ở Trung Quốc

Cho đến nay, 4 trường hợp nhiễm trùng đã chính thức được xác nhận tại Nga –trong số đó có 2 người ở Moskva. Theo Rospotrebnadzor, bệnh nhân đang trong trạng thái ổn định, đã xác định được những người mà họ liên hệ, số người này được giám sát y tế - có người ở trong bệnh viện, có người tự cách ly ở nhà.

Ngoài ra, khoảng 7500 người gần đây trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Hầu như tất cả những người này đã được khuyến nghị quan sát kiểm dịch. Tuy nhiên, có những công dân vô trách nhiệm - chỉ trong vài ngày qua, ít nhất ba người đã cố tìm cách trốn cách li. Trong số những người vi phạm có một bác sĩ.

"Trên thực tế, các biện pháp kiểm dịch chưa từng có đã được áp dụng ở cả Trung Quốc và Nga. Và hiện giờ, cách li đó là vũ khí duy nhất thực sự chống coronavirus. Nó hoạt động rất hiệu quả. Khi các biên giới bị đóng, hệ số truyền của virus giảm đi. Nếu mọi người đeo khẩu trang, và các tổ chức giáo dục nghỉ kiểm dịch, tác nhân gây bệnh không có cách nào để nhanh chóng lây lan. Nếu chúng ta làm như vậy với bệnh cúm theo mùa, chúng ta sẽ không có bất kỳ dịch bệnh nào", - người đứng đầu phòng thí nghiệm kỹ thuật gen của MIPT, nhà virus học Pavel Volchkov nói với Sputnik.

Người nhiễm virus sẽ truyền bệnh

Theo tính toán của Viện Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn và Nhóm Công tác Covid-19, để ngăn chặn căn bệnh này, 70-90% các liên hệ của bệnh nhân cần được theo dõi. Nhưng ngay cả chiến lược này cũng chỉ có tác dụng, nếu các trường hợp lây truyền virus mới trước khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện ở người mang mầm bệnh ít hơn 1%.

Bộ Ngoại giao: Việt Nam ưu tiên bảo hộ công dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Một mặt, ví dụ về Trung Quốc, nơi mà chính quyền kìm hãm số người nhiễm bệnh bằng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đã xác nhận lý thuyết này. Mặt khác, chính các bác sĩ Trung Quốc nói rằng việc lây truyền coronavirus không triệu chứng là có thể. Ví dụ, một nữ cư dân Vũ Hán, người đã đến thăm họ hàng, khiến tất cả bị lây nhiễm. Tuy nhiên, cô không có bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh, ngay cả khi các thành viên gia đình cô đã chuyển đến để bác sĩ giúp đỡ. Thời gian ủ bệnh cho bệnh nhân này là 24 ngày, gần gấp đôi thời gian cách ly ở nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều giới hạn thời gian ủ bệnh Covid-19 trong 2 tuần (trung bình là 6 ngày rưỡi). Virus được truyền chủ yếu bởi các giọt trong không khí. Xét theo mọi chuyện, một người bệnh có thể lây nhiễm cho số người không được bảo vệ là không quá ba người. Phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối, khi bị nhiễm có thể không lo sợ rằng họ sẽ truyền bệnh cho đứa trẻ chưa sinh. Các bác sĩ Trung Quốc cho biết như vậy, khi quan sát những phụ nữ chuyển dạ đã sinh mổ.

Không hôn và không bắt tay

Cho đến nay, không có dữ liệu chính xác về tỷ lệ tiếp xúc trực tiếp trong quá trình lây nhiễm SARS-CoV-2 (theo đó, không biết tỷ lệ nhiễm trùng nào xảy ra qua các vật thể). Do đó, các dịch vụ dịch tễ học, đặc biệt là ở các quốc gia dễ bị lây nhiễm virus mới, thường đưa ra các khuyến nghị chung tương tự, mặc dù có tính đến các sắc thái địa phương.

Bộ trưởng Đức không bắt tay bà Merkel vì… coronavirus

Chẳng hạn, tại Pháp, nơi có 212 trường hợp nhiễm coronavirus được ghi nhận, Bộ trưởng Bộ Y tế Olivier Veran kêu gọi người dân từ bỏ những nụ hôn la bise khi gặp nhau. Ở Thụy Sĩ, người ta kêu gọi không bắt tay. Giám đốc Cục dịch bệnh và đại dịch của WHO, bà Sylvie Briand, thậm chí còn đề xuất một số cách chào hỏi khác trên Twitter của mình.

Ả Rập Saudi, nơi cho đến nay đã được ghi nhận 1 trường hợp nhiễm coronavirus, đã tạm thời cấm các tín đồ đến hành hương ở Mecca và Medina, đất Thanh linh thiêng của người Hồi giáo.

Sử dụng khẩu trang đúng cách

Từ những ngày đầu tiên chủng coronavirus mới xuất hiện đã nảy sinh câu hỏi về hiệu quả của khẩu trang. Bộ Y tế và Xã hội Pháp và Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa.

WHO thông báo số lượng khẩu trang y tế cần thiết để chống lại coronavirus
"Tất nhiên, khẩu trang không phải là biện pháp hoàn hảo. Chúng "hằn" lên da hai bên. Nhưng nếu bạn đeo chúng càng chặt, nguy cơ nhiễm virus sẽ càng giảm đáng kể. Ở nước ta, việc mua khẩu trang vẫn chưa thiết thực lắm. Tình hình coronavirus ở Nga chưa đến nỗi nghiêm trọng", – nhà virus học Volchkov nói.

Theo Viện sĩ Vitaly Zverev - người đứng đầu Khoa Vi sinh, Virus, Miễn dịch học, thuộc Đại học Y khoa Quốc gia Moskva mang tên Sechenov, khẩu trang y tế không đáng tin cậy trong việc bảo vệ chống virus, như người ta thường quan niệm.

"Khẩu trang được bán ở các hiệu thuốc hạn chế sự xâm nhập của virus khoảng 20%. Ngoài ra, khẩu trang phải được thay sau mỗi 2 giờ. Một khi khẩu trang bị ướt, nó sẽ ngay lập tức trở nên vô dụng. Thiết bị bảo hộ nên được sử dụng trong giao thông công cộng, trong phòng có nhiều người làm việc. Nhưng trên đường phố thì không có ý nghĩa gì. Thứ nhất, xác suất nhiễm virus trong không khí trong lành là tối thiểu. Thứ hai, khẩu trang làm cho việc thở trở nên khó khăn hơn và nếu có vấn đề với tim hoặc phổi, mọi việc chỉ trở nên tồi tệ hơn", - nhà khoa học lưu ý.

Nhằm chống Covid-19, Rospotrebnadzor khuyên nên cẩn thận tuân thủ vệ sinh cá nhân - rửa tay thường xuyên hơn, xử lý bề mặt bằng chất khử trùng, không chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay bẩn và khi có triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp cấp tính thì hãy ở nhà và gọi bác sĩ. Các biện pháp phòng ngừa chi tiết được công bố trên trang web của Tòa thị chính Moskva.

Những loại thuốc nào vô dụng trong chống virus

Không có thuốc để tiêu diệt chủng coronavirus mới. Trong tháng qua, các nhà nghiên cứu đã đề nghị sử dụng ít nhất ba loại thuốc hiện có đã được chứng minh là an toàn.

Trước hết, chúng ta đang nói về remdesivir - một chất tương tự nucleoside giúp chống Ebola. Đầu tháng 2, các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy loại thuốc này ngăn chặn thành công nhiễm trùng trong nuôi cấy tế bào. Ngoài ra, remdesivir và các hợp chất liên quan của nó đối phó với virus coronavirus từ mèo. Ở Trung Quốc, các thử nghiệm lâm sàng ở người đã được tiến hành. Một tuần trước, người Mỹ bắt đầu thử nghiệm trên bệnh nhân.

Nhà dịch tễ học dự đoán coronavirus sẽ bùng phát nghiêm trọng ở các quốc gia mới

Có các loại thuốc phổ rộng tiềm năng khác là ribavirin, ritonavir và interferon-beta. Đây là các loại thuốc được Bộ Y tế Nga khuyến nghị sử dụng.

"Có một số lượng lớn thuốc kháng virus ở dạng tương tự nucleoside - loại tương tự về cấu trúc với các nucleotide tự nhiên được sử dụng để tổng hợp RNA. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó bắt đầu nhân lên rất nhanh. Các chất tương tự nucleoside có thể ngăn chặn nó và do đó ức chế sự lây lan nhanh chóng của virus trên khắp cơ thể. Do đó, quá trình tổng hợp RNA tăng lên. Virus nhanh chóng lây lan khắp cơ thể, nhưng điều đó chỉ hiệu quả nếu thuốc được lựa chọn tốt. Trong trường hợp Covid-19, điều này chưa xảy ra. Quả thật là một số loại thuốc cho thấy hiệu quả không lớn lắm, nhưng thực tế chúng có thể cực kỳ có hại. Bởi vì hệ thống virus rất nhanh chóng để lại các chất tương tự như nucleoside - theo nghĩa đen trong quá trình lây nhiễm của một bệnh nhân cụ thể. Kết quả là thuốc ngừng tác dụng với virus và đồng thời bắt đầu chống lại quá trình tổng hợp RNA của bệnh nhân. Từ đây mà sinh ra các biến chứng thận, gan và toàn bộ hệ thống bài tiết. Nhưng hiện tại chúng ta không có gì tốt hơn các chất tương tự nucleoside", - ông Pavel Volchkov nói.

Đối với các loại thuốc chống virus được quảng cáo như arbidol hoặc kagocel, theo nhà nghiên cứu, chúng không hiệu quả không chỉ trong việc điều trị coronavirus, mà cả virus cúm.

Thuốc kháng sinh không tác dụng
"Theo như tôi biết, không ai thực sự nghiên cứu về thuốc điều trị coronavirus vì nó không gây ra nguy hiểm đặc biệt nào. Hiện chưa biết liệu thuốc kháng virus Covid-19 có tác dụng hay không, nhưng chắc chắn không nên điều trị bệnh này bằng kháng sinh. Vì loại thuốc này tác động vào tế bào, mà virus không có cấu trúc tế bào. Đôi khi, thuốc kháng sinh được kê đơn cho nhiễm virus để ngăn ngừa biến chứng, để tránh gắn một số loại vi khuẩn nhiễm trùng. Nhưng chúng không ảnh hưởng đến bản thân virus. Có thể tăng đề kháng bằng các biện pháp dân gian -. tỏi, sữa với mật ong. Về nguyên tắc, điều đó rất hữu ích, nhưng chúng ta phải nhớ rằng tỏi có thể ảnh hưởng xấu đến nhịp tim. Còn mật ong thì có thể gây dị ứng nghiêm trọng cho một số người", – ông Vitaly Zverev nói.
Tại sao không nên chờ đợi vắc-xin

Các nhà nghiên cứu Mỹ, Trung Quốc và Pháp đã tuyên bố bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống chủng coronavirus mới. Ở Nga, một số nhóm nghiên cứu đang làm việc trong lĩnh vực này.

Trung Quốc hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin chống coronavirus vào tháng Tư

Cuối tháng 1, ông Rinat Maksyutin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu virus học và công nghệ sinh học Vector của Rospotrebnadzor, nói với tạp chí “Khoa học Nga ở Siberia” của Viện Hàn lâm Khoa học Chi nhánh Siberia rằng nhân viên của ông đang bận rộn tạo ra vắc-xin chống SARS-CoV-2. Một tháng sau, Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova, người đứng đầu Ủy ban chống lây lan dịch nhiễm trùng mới, nói rằng năm nguyên mẫu của loại thuốc tương lai đã sẵn sàng.

Theo ông Pavel Volchkov, loại thuốc này có khả năng được tạo ra trên cơ sở virus bệnh tay, chân, miệng.

"Sử dụng công nghệ di truyền ngược, virus tách thành các phần. Sau đó, một hệ thống tế bào được tạo ra, thường là in vitro, để lắp ráp các phần tử virus, để cho bên trong không có bộ gen virus. Các phần nhỏ của SARS-CoV-2 được tích hợp vào một cấu trúc như vậy. Điều mà một hạt như vậy có thể làm là lây nhiễm các tế bào một lần và đưa các yếu tố coronavirus đến đó. Nếu tiêm vắc-xin tổng hợp như vậy, một lượng kháng thể trung hòa sẽ xuất hiện trong huyết thanh và người được tiêm chủng sẽ được bảo vệ khỏi nhiễm trùng", - nhà nghiên cứu giải thích.

Tuy nhiên, một loại thuốc như vậy không thể nhanh chóng được đưa vào thực tế, ông Vitaliy Zverev khẳng định.

"Tôi là người ủng hộ các phương pháp như vậy và tôi nghĩ rằng tiêm vắc-xin là cách đáng tin cậy nhất để chống các bệnh truyền nhiễm. Nhưng, thứ nhất, không thể nhanh chóng làm ra vắc-xin. Ít nhất cần chắc chắn rằng thuốc mà chúng ta tiêm vào cơ thể người là an toàn. Thứ hai, chúng ta sẽ tiêm phòng cho ai? Không chắc là Covid-19 sẽ trở thành dịch theo mùa, giống như cúm. Đối với điều này, theo dữ liệu thu được, virus mới không biến đổi nhanh chóng. Tới mùa hè, dịch bệnh hiện tại sẽ chấm dứt - và chúng ta sẽ quên đi coronavirus, như đã xảy ra với SARS năm 2003. Đã từng bùng phát ổ dịch, nhiều người bị tổn thương. Nhưng tất cả rồi qua đi, như không có gì xảy ra. Vẫn chưa có vắc-xin từ SARS-CoV, nhưng điều này không làm phiền bất cứ ai. Tôi cho rằng cúm theo mùa sẽ khiến nhiều người tử vong trong giai đoạn này, hơn là do coronavirus. Bởi vì chưa ai hủy bỏ được dịch cúm", - nhà khoa học nói.
Thảo luận