Hà Nội họp khẩn sau khi phát hiện ca thứ 4 nhiễm COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, sáng 8/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Hà Nội đã họp khẩn cấp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Sputnik

Bao nhiêu người đã tiếp xúc 4 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Hà Nội?

Sáng 8/3, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 (SARS-CoV-2), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục chủ trì họp đột xuất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, từ ngày 6/3 đến nay, trong khoảng 40 giờ qua thành phố đã triển khai các biện pháp hết sức quyết liệt, họp 3 cuộc họp đột xuất để xử lý các diễn biến của dịch bệnh. Sở Y tế và các quận huyện đã xác định được các trường hợp tiếp xúc gần (f1), tiếp xúc với người tiếp xúc (f2), f3… để thực hiện các biện pháp y tế cần thiết. Thành phố cũng đã rất công khai về thông tin dịch bệnh.

Việt Nam kiểm soát dịch virus corona tốt hơn cả Nhật Bản?

Theo công bố của Bộ Y tế, bệnh nhân mới nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định là ông N.Q.T. (61 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội). Đây là người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân N.H.N. (26 tuổi) trên chuyến bay VN0054. 2 ca dương tính COVID-19 còn lại là D.Đ.P. (27 tuổi) và L.T H. (64 tuổi).

Như vậy, tính đến trưa 8/3, Hà Nội có 4 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 21 trường hợp. Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, tổng số người tiếp xúc gần với 4 trường hợp này là 130 người, tiếp xúc với người tiếp xúc gần là 226. Thành phố đã xác minh được nơi đến của 155/180 hành khách hạng phổ thông, 21/21 hành khách hạng thương gia. Trong đó có 60 người có lưu trú tại Hà Nội.

Cụ thể, Hoàn Kiếm có 47 người, trong đó hiện chỉ còn 10 người đang lưu trú, 37 người đã di chuyển đi nơi khác; Đống Đa có 9 người, trong đó hiện chỉ còn 5 người, 4 người đã di chuyển đi nơi khác; Ba Đình có 1 người; Cầu Giấy có 1 người; Hai Bà Trưng có 2 người.

Thành phố đã xác minh những người tiếp xúc với 4 ca bệnh nêu trên; điều tra, khoanh vùng cách ly khu vực ở phường Trúc Bạch với số hộ gia đình là 66 hộ, 189 người dân. Số mẫu xét nghiệm đã lấy là 148 mẫu. Hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đang tiến hành xét nghiệm, chưa có kết quả.

Hà Nội họp khẩn sau khi phát hiện ca thứ 4 nhiễm COVID-19

Theo lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô, đến sáng 8/3, Bộ Tư lệnh đã tiếp nhận 3.560 công dân trên địa bàn 39 tỉnh, thành phó về nơi cách ly tập trung, trong đó 340 công dân Hà Nội, 45 người Hàn Quốc. Tất cả các khu vực cách ly đảm bảo tốt, chấp hành nghiêm các quy định cách ly; 1.664 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính.

Phun khử trùng những tất cả các điểm khu vực phát sinh dịch bệnh

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, ông Ngô Văn Quý cho biết, sau khi có ý kiến chỉ đạo, UBND thành phố đã nâng cấp dịch lên 1 cấp. Cụ thể, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19 buộc phải cách ly tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm; những người tiếp xúc gián tiếp cách ly tại nhà. Những người tiếp xúc với người tiếp xúc thì khuyến cáo dự phòng, nếu có triệu chứng ho sốt thì phải đến ngay các cơ sở y tế.

Bạn có từ chối đi du lịch đến các quốc gia khác khi dịch bệnh do coronavirus đang diễn biến phức tạp?Có, tôi đã hủy các chuyến đi đến những quốc gia đang bùng phát dịch Covid-19 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Italia)Tôi đã hủy hết tất cả những chuyến đi nước ngoàiKhông, chẳng sợ gì, tôi vẫn sẽ tiếp tục đi du lịchKhông quan tâm chủ đề này

Về khoanh vùng khử khuẩn, các cấp, các ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền cho người dân tự phòng chống dịch. Khi có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài về nước cần động viên họ đến khai báo nơi đi và về để giám sát phòng chống dịch.

Thành phố cũng đang chuẩn bị cơ sở vật chất ở mức cần thiết, đồng thời đảm bảo nhu yếu phẩm hàng hóa đầy đủ phục vụ nhân dân.

Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang vào giai đoạn cao điểm, nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 là rất lớn. Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong vấn đề xác minh làm rõ những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn.

Người đứng đầu thành phố Hà Nội khẳng định: “Diễn biến dịch rất khó lường, nguy cơ lây cao, không loại trừ phát hiện thêm những trường hợp lây nhiễm mới. Đề nghị người dân trên địa bàn nâng cao tinh thần phòng, chống dịch, công khai minh bạch với người dân, để người dân nắm được, yên tâm”.  

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu các đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin mới về dịch bệnh. Sở Y tế phân công rõ công việc theo dây chuyền. Khi xác định được người lây nhiễm phải thông tin ngay cho địa bàn để nắm thông tin, hướng dẫn xét nghiệm nhanh. Trong trường hợp tiếp xúc của tiếp xúc có kết quả âm tính, thì sẽ tiến hành cách ly tại nhà, hướng dẫn các biện pháp cách ly.

Cũng theo Chủ tịch UBND Thành phố, tất cả các điểm khu vực phát sinh dịch bệnh phải được phun khử khuẩn. Đặc biệt phải tập trung xác minh những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Hà Nội sẵn sàng phương án 1.000 giường bệnh cho người nhiễm COVID-19

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu 6 bệnh viện mũi nhọn là Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông có phương án chuẩn bị 1.000 giường bệnh, đáp ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang bị, vật tư tiêu hao, tổ chức diễn tập sẵn sàng kích hoạt khi có tình huống ca bệnh COVID-19 xảy ra.

Hiện Sở Y tế phối hợp với Bộ Tư lệnh thủ đô đã hoàn thiện phương án thành lập 2 bệnh viện dã chiến với quy mô mỗi bệnh viện 600 giường bệnh. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng đã thành lập 5 đội phản ứng nhanh luôn thường trực sẵn sàng 24/24 giờ, tổ chức xuống thực địa để triển khai các biện pháp khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả trường hợp nghi nhiễm COVID-19 để làm xét nghiệm.

Ai bảo vệ Việt Nam trước coronavirus? Bác sĩ hay là Chính phủ?

Trong trường hợp cần thiết, có thể huy động tất cả các đội chống dịch cơ động của các quận, huyện tham gia hỗ trợ nhằm đảm bảo tối đa lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị cần tập trung vào 2 vấn đề chính. Thứ nhất, cần rà soát lại kịch bản phòng chống dịch của đơn vị, chú trọng sang hướng dự phòng, giám sát tại cộng đồng để chủ động phát hiện ca bệnh, tuân thủ quy trình cách ly, hạn chế tối đa việc lây nhiễm. Thứ hai, tập trung cho công tác truyền thông, thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành y tế để cộng đồng cùng hiểu và chung tay với chính quyền địa phương trong phòng chống dịch.

Ngoài ra, các đơn vị cần đảm bảo sức khỏe, phương tiện phòng hộ cho cán bộ, nhân viên y tế khi tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch COVID-19.

Thảo luận