Vinasun tiếp tục yêu cầu Grab trả 41,2 tỷ đồng tại phiên phúc thẩm

Sáng nay 10.3, TAND cấp cao tại TPHCM tổ chức phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab).
Sputnik

Tranh cãi gay gắt về thiệt hại, kiên quyết không hòa giải

Phiên phúc thẩm bắt đầu từ 8h30. Trước khi bước vào phiên xử, cả nguyên đơn lẫn bị đơn kiên quyết khẳng định giữ nguyên kháng cáo, không yêu cầu hoà giải.

Sau khi nghe tóm tắt nội dung bản án sơ thẩm, Phó Tổng Giám đốc Vinasun Trương Đình Quý, đại diện nguyên đơn Vinasun, cho rằng bản án sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ.

Cuộc chiến Vinasun- Grab: VKS Cấp cao đề nghị bác toàn bộ yêu cầu bồi thường

Đại diện Vinasun cho rằng, kết quả giám định của Công ty Cửu Long, các công ty môi giới chứng khoán từ năm 2016 đã xác định sự sụt giảm doanh thu của Vinasun có nguyên nhân là do Grab gây ra. Các tài liệu này đã có từ trước khi Vinasun đâm đơn khởi kiện Công ty TNHH Grab.

Theo nguyên đơn, việc Grab kinh doanh trái phép đã gây ra sự dịch chuyển ồ ạt khách hàng qua công ty này, khiến cho xe nằm bãi của Vinasun tăng lên. Nếu không có sự thâm nhập của Grab, toàn bộ số thiệt hại trên sẽ không xảy ra. Bên cạnh việc tăng số đầu xe, các chương trình khuyến mãi ồ ạt của Grab cũng khiến đầu xe của Vinasun sụt giảm… Do vậy, nguyên đơn tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền 41,2 tỷ đồng.

Vinasun cáo buộc Grab lách luật như thế nào?

Kết thúc phiên xử Grab - Vinasun: Hai bên đều "thua cuộc"
Theo Vinasun, công ty Grab đã lách luật để đưa ra mô hình kinh doanh mới. Grab đã tự quyết định giá cước, đưa ra khuyến mãi, đặc biệt là các chuyến xe 0 đồng,… Ngoài ra, Vinasun đóng thuế trên doanh thu còn Grab đóng thuế dựa vào doanh thu chia sẻ lại…

Trong khi đó, tương tự như ở phiên sơ thẩm, đại diện bị đơn Grab là luật sư Lưu Tiến Dũng cho rằng toà án không có thẩm quyền giải quyết vụ án này. Vụ việc phải do Bộ Giao thông Vận tải quyết định.

Đại diện Grab chỉ ra các sai phạm vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm như: Không triệu tập Bộ Giao thông Vận tải; không triệu tập người giám định, người làm chứng; dựa vào báo cáo có nhiều sai phạm do công ty không có đủ năng lực thực hiện… Luật sư Lưu Tiến Dũng nhận định, việc Toà án xác định thiệt hại của Vinasun do Grab gây ra là không đúng, không xác định được thiệt hại của Vinasun có mối quan hệ nhân quả với hoạt động của Grab, bởi các chi phí nằm bãi, khấu hao… là các chi phí mà bất kì công ty vận tải nào cũng phải chịu.

Vinasun tiếp tục yêu cầu Grab trả 41,2 tỷ đồng tại phiên phúc thẩm

Grab cho biết, theo Đề án 24, công ty được ký hợp đồng với các hợp tác xã vận tải, cung cấp ứng dụng phần mềm kết nối giữa các tài xế được hợp tác xã uỷ quyền với khách hàng và Grab hưởng chiết khấu 20-25%. Công ty cũng khẳng định không tổ chức điều xe mà sự kết nối phụ thuộc vào khách hàng và lái xe, giá cước cơ sở do hợp tác xã quyết định, Grab chỉ là bên thu hộ sau đó giao lại cho hợp tác xã và giữ lại chiết khấu… Lý giải việc đưa chương trình khuyến mãi 0 đồng, đại diện Grab cho biết, khi mới bước chân vào thị trường, do ứng dụng còn xa lạ với người dân nên công ty phải đưa chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng sử dụng.

Vụ Vinasun kiện Grab: Grab đề nghị mua cổ phiếu Vinasun bất thành

Trả lời câu hỏi của luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vinasun, rằng Grab có quy định nào về thưởng phạt tài xế không, đại diện công ty cho biết, nếu tài xế vi phạm Grab sẽ ngừng kết nối, không xử phạt bằng tiền.

Trước đó, phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab) được TAND TPHCM đã được tổ chức vào tháng 10, 11, 12 năm 2018. Bản án sơ thẩm tuyên vào ngày 28.12.2018 kết luận, Tòa chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun số tiền 4,85 tỷ đồng.

Chiều nay, phiên phúc thẩm sẽ tiếp tục diễn ra.

Thảo luận