Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp ra Tuyên bố về Covid-19

Chiều ngày 11.3, tại Đà Nẵng, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố chung về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế khu vực ASEAN để đối phó với dịch Covid-19. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26 do Việt Nam tổ chức.
Sputnik

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ra Tuyên bố chung về Covid-19

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26 ở Đà Nẵng, các Bộ trưởng Kinh tế của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam đều thể hiện quan ngại sâu sắc về sự bùng phát dịch Covid-19, đang gây ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng như nền kinh tế toàn thế giới. Do đó, việc đại diện lãnh đạo các Bộ kinh tế của các nước ASEAN cùng thống nhất đưa ra tuyên bố chung góp phần truyền tải sự đồng cảm đến tất cả các quốc gia trong khu vực cũng như ngoài ASEAN đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh do chủng mới coronavirus gây nên.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tái khẳng định Tuyên bố của nước Chủ tịch ASEAN – Việt Nam – Chủ động tích ứng với sự bùng phát của dịch Covid-19. Tuyên bố nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết nội khối ASEAN và tinh thần gắn kết, chủ động thích ứng của Cộng đồng ASEAN trong việc đối mặt với thách thức do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) gây nên cùng với nhiều thách thức tương tự.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26

Tuyên bố do các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đưa ra đồng thời cũng ghi nhận nỗ lực của những quốc gia thành viên, các cơ quan, ngành trong nội khối và các nền kinh tế khác nhằm kiểm soát sự lây lan và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Ngoài ra, lãnh đạo các nền kinh tế ASEAN cũng bày tỏ tuyên dương những đóng góp của các nhân viên y tế và phi y tế đã cùng chung tay giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Cùng với Tuyên bố chung, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng nhận thấy tác động bất lợi của sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế với những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp như ngành du lịch, sản xuất, ngành bán lẻ và các dịch vụ khác. Cùng với đó là sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và thị trường tài chính trong khu vực cũng như trên thế giới.

Các Bộ trưởng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết đối với các nỗ lực phối hợp để phòng tránh và hạn chế những tác động bất lợi đến nền kinh tế toàn cầu do dịch bệnh Covid-19.

ASEAN không hạn chế thương mại dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Cũng trong Tuyên bố mà các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đưa ra, các bên đều ghi nhận Tuyên bố báo chí của Chủ tịch về Covid-19 do Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) đưa ra tại thủ đô Vientiane của Lào ngày 20.2.

Theo đó, ASEAN cam kết duy trì chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập, đồng thời thúc đẩy khả năng phục hồi của nền kinh tế khu vực, sẵn sàng tìm kiếm sự hợp tác với nhiều đối tác ngoại khối hay cộng đồng quốc tế để tăng cường nhiều biện pháp sẵn sàng ứng phó giảm thiểu và loại bỏ các tác động của dịch bệnh.

ASEAN đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến do Việt Nam đề xuất

Đặc biệt, các Bộ trưởng, đại diện các quốc gia ASEAN đều thống nhất rằng các biện pháp hạn chế di chuyển qua biên giới phải dựa trên những cân nhắc về sức khỏe cộng đồng và không nên hạn chế thương mại trong khu vực một cách không cần thiết.

Trong Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN nêu rõ, các nước cần thực hiện những hành động chọn lọc để giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế. Theo đó, cam kết duy trì mở cửa thương mại và đầu tư trong ASEAN. Các bên đẩy mạnh tăng cường chia sẻ thông tin trong khu vực và phối hợp để đối phó với các thách thức kinh tế do sự bùng phát của Covid-19 đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị doanh nghiệp, hiệp hội để củng cố hình ảnh Đông Nam Á là trung tâm thương mại đầu tư và du lịch của khu vực.

Các Bộ trưởng nhất trí tận dụng công nghệ và thương mại số để hỗ trợ và cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động và tăng cường khả năng phục hồi, tính bền vững của chuỗi cung ứng, thông qua sự minh bạch, kịp thời và đặc biệt là nỗ lực chung để đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025.

Những hành động để củng cố hợp tác kinh tế ASEAN với các đối tác ngoại khối để cùng tổng hợp những sáng kiến nhằm tăng cường chuỗi cung ứng khu vực nhằm làm ổn định và giảm thiểu nguy cơ rủi ro trước những cú sốc bên trong và bên ngoài. Đồng thời Tuyên bố chung nhấn mạnh đến việc xây dựng những nền tảng tạo điều kiện thuận lợi thương mại hiện có trong khu vực ASEAN. Có thể kể đến ở đây chính là ASW – Cơ chế một cửa của ASEAN – nhằm thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp ra Tuyên bố về Covid-19

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN nhất trí kiềm chế các hành động bất hợp lý, tạo ra áp lực lạm phát không cần thiết hoặc không ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh ương thực các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, các quốc gia phải nỗ lực đảm bảo nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm và tiếp tục rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, nhất là những trở ngại cản trở dòng chảy hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi cung ứng và tránh áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan mới không cần thiết.

Với Tuyên bố chung này, chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26 cũng đã chính thức khép lại.

Dự kiến, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các Hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ  ngày 6.4 đến ngày 9.4 tới đây.

Việt Nam đưa ra sáng kiến cho ASEAN để tăng cường thương mại nội khối

Tại sự kiện lần này, đáng chú ý, các sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại hàng hóa, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, tài chính, thống kê, đổi mới sáng tạo.

Theo đó, một cộng đồng gắn kết và phát triển sẽ nâng cao tính chủ động ứng phó, đối mặt với những rủi ro, thách thức từ các tác động bên ngoài. Việc tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa các nước trong khu vực có ý nghĩa rất quan trọng.

Khai mạc Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN tại Đà Nẵng

Liên quan đến những sáng kiến và đề xuất của Việt Nam, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên Bộ Công Thương nhấn mạnh, năm 2020 cần phải đặt ra tiền đề cho việc rà soát lại toàn bộ những vấn đề cần ưu tiên cho việc xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam đã đưa ra sáng kiến để ASEAN tăng cường thương mại nội khối. Sáng kiến này được các nước ASEAN quan tâm nhất và đánh giá cao.

Việc các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 12/13 sáng kiến ưu tiên của Việt Nam là một kết quả đáng ghi nhận. Điều này khẳng định vai trò của ASEAN hưởng tới cùng củng cố khối đoàn kết trong khu vực, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng kinh tế ASEAN.

“Tuyên bố chung lần này, các Bộ trưởng đều thống nhất phải tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, trao đổi giữa các doanh nghiệp giữa các nước trong khối ASEAN với nhau thông qua việc ký kết các hiệp định, các thỏa thuận, công nhận về các tiêu chuẩn tương đương hoặc là các tiêu chuẩn sản phẩm”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, những sáng kiến mà Việt Nam đưa ra được các thành viên ASEAN thông qua giúp Cộng đồng có những biện pháp và hành động cụ thể nhằm nỗ lực đạt được những mục tiêu chung và kế hoạch của từng quốc gia.

Theo đó, đây chính là cơ sở góp phần duy trì, củng cố ASEAN trở thành một trung tâm kết nối, tạo dựng những khung phù hợp, hiệu quả trong hợp tác với các đối tác khác trên thế giới, đặc biệt là các đối tác lớn như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zeland, Australia, Canada.

Khai mạc Hội nghị Mạng lưới các Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ASEAN lần thứ 13

Đáng chú ý, cũng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần này, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ đi đến mục tiêu tìm được điểm cân bằng lợi ích giữa các quốc gia RCEP, nhất là trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và 15 quốc gia thành viên còn lại. Các bên đều rất hy vọng RCEP được ký kết vào tháng 10 năm nay với tất cả sự đồng thuận của 16 thành viên.

“Hiện đã có những thông tin cập nhật tích cực hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo RCEP thì các nước thành viên phải rất tích cực và nỗ lực”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ đồng thời nhấn mạnh để ký kết thành công RCEP thì tất cả các quốc gia thành viên phải thực sự nỗ lực, giải quyết những vướng mắc (đặc biệt là từ Ấn Độ) để tìm kiếm sự cân bằng lợi ích.
Thảo luận