Malaysia dự định trong một tháng giải quyết cuộc “khủng hoảng dầu cọ” với Ấn Độ

Một trong những ưu tiên của chính phủ mới ở Malaysia là khắc phục nhanh chóng các căng thẳng ngoại giao và thương mại trong quan hệ với Ấn Độ, điều này đã được công bố sau cuộc họp nội các đầu tiên.
Sputnik

Theo bà Ekaterina Kochetkova, chuyên gia Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, một trong những ưu tiên của chính phủ mới ở Malaysia là phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện, truyền thống với Trung Quốc.

Malaysia sẽ giải quyết tranh chấp thương mại với Ấn Độ về dầu cọ trong vòng một tháng. Điều này được công bố vào ngày 11 tháng 3, sau cuộc họp đầu tiên của nội các mới ở Malaysia, do cựu Bộ trưởng Nội vụ Muhiddin Yassin đứng đầu, diễn ra vào cuối tháng 2. Khôi phục quan hệ với Ấn Độ, đặc biệt liên quan đến vấn đề dầu cọ, là một trong những bước đầu tiên của chính phủ mới, theo Bộ trưởng Nguyên vật liệu thô Mohd Khairuddin Aman Razali nói với các phóng viên. Ông nói thêm rằng Malaysia dự định sẽ gửi một phái đoàn cấp bộ trưởng tới New Delhi càng sớm càng tốt, coi đàm phán thương mại là một trong những ưu tiên trong chương trình nghị sự của bộ ông.

Pakistan ủng hộ đòi hỏi kinh tế của Malaysia đối với Ấn Độ

Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu cọ Malaysia lớn nhất trong 5 năm qua. Vào tháng 1, Ấn Độ từ chối mua dầu cọ sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad có những phát biểu tỏ ra thiếu tôn trọng New Delhi về việc chính quyền Narendra Modi đơn phương thay đổi tình trạng pháp lý của Kashmir, và sau đó là sửa đổi Luật Quốc tịch Ấn Độ. Theo chính trị gia Malaysia, Ấn Độ đã xâm phạm quyền lợi của người Hồi giáo.

Xuất khẩu của Malaysia sang Ấn Độ trong tháng 2 đã giảm 54% so với tháng 1. Đồng thời, Malaysia trong hai tháng đầu năm nay đã nhập khẩu đường thô gần gấp 3 lần từ Ấn Độ so với cả năm 2019. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Đường Ấn Độ (AISTA), năm nay Malaysia đã nhập khẩu gần 324,5 nghìn tấn đường thô từ Ấn Độ, và năm ngoái 2019 nhập khẩu tổng cộng 1,95 triệu tấn đường thô, theo Tổ chức Đường quốc tế.

Các chuyên gia cho rằng lượng đường thô từ Ấn Độ mà Malaysia mua có thể dễ dàng vượt quá 400 nghìn tấn trong năm nay. Thường họ mua nhiều đường ở Brazil và Thái Lan hơn Ấn Độ. Có lẽ trong trường hợp này, ưu tiên được dành cho Ấn Độ để giải quyết vấn đề nối lại việc mua dầu cọ Malaysia.

Malaysia dự định trong một tháng giải quyết cuộc “khủng hoảng dầu cọ” với Ấn Độ

Những thay đổi chính trị ở Malaysia có thể thực sự giúp hai bên chấm dứt cuộc «chiến tranh dầu cọ», mặc dù thực tế Kuala Lumpur chưa đưa ra bất kỳ gợi ý nào trong việc sửa đổi các đánh giá trước đây về vấn đề Kashmir và mối liên hệ với luật quốc tịch Ấn Độ? Ý kiến của bà Ekaterina Kochetkova — nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phương Đông, Viện hàn lâm khoa học Nga:

Liệu các công ty Trung Quốc có hưởng lợi trong “khủng hoảng dầu cọ” giữa Ấn Độ và Malaysia
«Để giảm thiểu và thậm chí loại bỏ cuộc xung đột này, Malaysia cũng xem xét tăng nhập khẩu thịt trâu từ Ấn Độ. Tôi tin rằng chính phủ Ấn Độ sẽ đáp lại và thỏa hiệp. Vượt qua tranh chấp thương mại có lợi cho tất cả mọi bên. Sự rạn nứt các mối quan hệ truyền thống không chỉ làm Malaysia thiệt hại mà còn làm hỏng thị trường tiêu dùng ở Ấn Độ, vì vậy phía Ấn Độ chắc chắn sẽ nhượng bộ».

Chuyên gia cũng lưu ý số lượng người di cư Ấn Độ lớn thứ ba ở Malaysia. Họ theo dõi sự phát triển trong quan hệ song phương và cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình. Ngoài ra, Nghị viện Ấn Độ ở Malaysia - một trong những đảng chính trị lớn nhất trong nước - cũng có sức nặng và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ. Đảng này cũng sẽ cố gắng tăng cường mối quan hệ mạnh mẽ hiện có với Ấn Độ.

Ekaterina Kochetkova tin rằng chính phủ mới ở Malaysia cũng sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện, truyền thống với Trung Quốc. Dưới thời Mahathir Mohammad, quan hệ song phương trong chính trị, kinh tế phát triển ổn định, mặc dù Malaysia đã đình chỉ một số dự án cơ sở hạ tầng chung. Hai bên đã có thể tìm ra các giải pháp chấp nhận lẫn nhau và tiếp tục thực hiện, điều này khẳng định tính chất cùng có lợi của sự hợp tác. Chuyên gia tin rằng những khó khăn hiện tại trong việc thực hiện các dự án liên quan đến đại dịch coronavirus chỉ là tạm thời. Công việc chắc chắn sẽ được tiếp tục ngay khi đảm bảo các điều kiện dịch tễ.

Thảo luận