Hoa Kỳ sẽ khó khăn nếu không có Trung Quốc trong điều kiện đại dịch

Hoa Kỳ có thể sửa đổi chính sách thuế quan đối với Trung Quốc. Phòng Thương mại Mỹ và một số quan chức trong chính quyền đang đề xuất giảm thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Rõ ràng bây giờ, trong bối cảnh dịch coronavirus, Hoa Kỳ không thể làm gì nếu không có các sản phẩm y tế của Trung Quốc.
Sputnik

New York Times viết rằng ở Washington không có sự thống nhất về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Thỏa thuận của giai đoạn đầu tiên, mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được vào đầu tháng 1, cho thấy rằng Trung Quốc, trong hai năm cho đến năm 2021, cần mua thêm (so với năm 2017) hàng công nghiệp Mỹ, bao gồm cả máy bay trị giá 77,7 tỷ USD, sản phẩm nông nghiệp trị giá 32 tỷ USD, năng lượng trị giá 52,4 tỷ USD, dịch vụ trị giá 37,9 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng 200 tỷ USD trong hai năm. Đồng thời, 25% thuế hiện hành của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc với trị giá 250 tỷ USD và 7,5% thuế đối với hàng hóa trị giá 120 tỷ USD sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi thỏa thuận giai đoạn thứ hai được ký kết. Vẫn chưa biết, khi nào điều này xảy ra. Các nhà đàm phán từ hai quốc gia chỉ thông báo rằng trước tiên cần xem cách thức thực hiện thỏa thuận giai đoạn đầu sẽ diễn ra như thế nào.

Trung Quốc: Virus Corona ảnh hưởng đến thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ như thế nào

Mặc dù thực tế là chính quyền CHND Trung Hoa đã không công khai từ bỏ nghĩa vụ của họ theo thỏa thuận giai đoạn đầu, nhưng không thể loại trừ rằng vì dịch coronavirus và hoạt động kinh doanh bị chậm lại, Trung Quốc sẽ không thể hoàn thành chúng nhanh như dự kiến ban đầu. Do kết quả của kỳ nghỉ Tết kéo dài, chỉ số hoạt động kinh doanh tổng hợp (PMI) trong tháng 2 đã giảm xuống còn 28,9. Khi chỉ số dưới 50, điều này có nghĩa là giảm hoạt động kinh doanh. Trong 5 năm qua, chưa bao giờ có sự suy giảm như vậy. Tập đoàn Sinopec, công ty chế biến dầu lớn nhất Trung Quốc, đã cắt giảm 13-15% lượng dầu mua trong tháng Hai. Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, chiếm một phần đáng kể trong tiêu thụ dầu, hoặc giảm sản xuất hoặc đình chỉ hoàn toàn hoạt động do các cơ sở dự trữ đầy tràn. Nhập khẩu đậu tương đang giảm ở Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vào tháng Hai, chỉ có 3,2 triệu tấn đậu nành được vận chuyển từ các cảng của Mỹ, là mức thấp nhất hàng tháng trong 14 năm trở lại đây.

Nếu Trung Quốc không thể mua các sản phẩm của Mỹ với số lượng theo kế hoạch trong thỏa thuận, thì thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch coronavirus đã lan sang Hoa Kỳ, thuế quan ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp Mỹ đang phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Vì vậy, Hoa Kỳ có thể sẽ sửa đổi thỏa thuận hiện tại và đưa ra một số ngoại lệ, chuyên gia của Đại học tài chính Sơn Tây Trung Quốc Li Kai nói với Sputnik:

Chuyên gia Trung Quốc bình luận về phần đầu tiên của thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ
«Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện một số điều chỉnh nhất định. Tình trạng này đã gây ra sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong thương mại thế giới, có một thực tế như vậy: nếu tình trạng bất khả kháng xảy ra, thì cả hai bên đều thực hiện một số thỏa hiệp nào đó. Tất nhiên, Hoa Kỳ hy vọng rằng thỏa thuận sẽ luôn được thực hiện như dự định, nhưng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ làm chậm thương mại trong mọi trường hợp. Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể điều chỉnh khi tính đến tình hình hiện tại. Bây giờ Hoa Kỳ đang ở trong một vị trí khó khăn. Họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, đặc biệt là việc cung cấp thuốc và các sản phẩm khác. Nếu họ không nhượng bộ, Trung Quốc sẽ giao dịch với các nước khác và điều này sẽ tác động mạnh đến người tiêu dùng Mỹ. Vì vậy, có lẽ, Hoa Kỳ sẽ đi đến thỏa hiệp».

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin cho biết trước đó không có chuyện về việc bãi bỏ hoàn toàn thuế quan, nhưng một số sản phẩm có thể rơi vào « kì nghỉ thuế». Tuần trước, chính quyền Trump đã tuyên bố loại trừ các sản phẩm y tế cụ thể khỏi thuế quan, như găng tay, tã phẫu thuật, túi đựng chất thải y tế và thuốc sát trùng tay. Dịch bệnh coronavirus cho thấy trong trường hợp khẩn cấp, cả thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc hơn Trung Quốc phụ thuộc vào họ, chuyên gia nói.

«Trong thời đại của chúng ta, thế giới đã trở thành một thực thể duy nhất, sự phụ thuộc lẫn nhau rất mạnh mẽ. Nhưng tình hình với coronavirus đã chỉ ra rằng phần còn lại của thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc phụ thuộc vào các nước khác. Điều này liên quan đến cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác có nền kinh tế cũng gặp rủi ro do sự suy giảm ở Trung Quốc. Trong những trường hợp như vậy, Mỹ ở cấp quốc gia sẽ suy nghĩ về những thay đổi cần thực hiện đối với hiệp định thương mại giai đoạn thứ nhất».
Trump tuyên bố thời gian ký kết phần đầu tiên của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Vì Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai của thế giới, nên nó chiếm một phần lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thượng nghị sĩ Tom Cotton tuần trước cho biết rằng Hoa Kỳ đã thuê ngoài sản xuất các loại thuốc thiết yếu, như panadol và ibuprofen. Theo lời ông, những loại thuốc này hiện được cung cấp chủ yếu bởi Trung Quốc. Do đó, trên thực tế, thành công của các quốc gia khác trong cuộc chiến chống lại coronavirus phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi đó, không chỉ việc cung cấp thuốc, mà cả sự phục hồi nền kinh tế của các quốc gia khác, cũng như tiềm năng đổi mới công nghệ của họ, cũng phụ thuộc vào nhu cầu tiếp theo của Trung Quốc đối với các sản phẩm của họ. Theo một bản báo cáo gần đây của Boston Consulting Group (Tập đoàn tư vấn Boston), nếu Hoa Kỳ ngừng trao đổi công nghệ với Trung Quốc, điều đó sẽ cung cấp cho Washington một số lợi thế nhất định trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ buộc Trung Quốc tìm kiếm các nhà cung cấp khác và chủ động áp dụng các công nghệ của mình. Kết quả là, Bắc Kinh sẽ vượt lên , còn Hoa Kỳ sẽ tụt hậu «đứng ngoài» công nghệ.

Thảo luận