Phục hồi nền kinh tế sau đại dịch
Giới chuyên gia lấy dịch SARS năm 2003 và đại dịch cúm heo năm 2009 cũng như tác động của những đại dịch này đối với nền kinh tế toàn cầu làm một ví dụ.
Những chuyên gia kinh tế hàng đầu đi đến kết luận rằng sau những tác động tiêu cực trong ngắn hạn của các yếu tố dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giai đoạn phục hồi nhanh chóng với những tín hiệu tích cực đáng kể cũng bắt đầu.
Giới phân tích cho biết: "Nỗi sợ hãi của cộng đồng tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ lệ người nhiễm bệnh, nhưng tất cả sẽ nhanh chóng tan biến sau khi dịch bệnh được kiểm soát".
Theo dự báo của Oxford Economics, sự lây lan của coronavirus sẽ chấm dứt vào nửa cuối năm 2020, sau đó tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu có thể đạt 5% trong nửa còn lại của năm nay.
Tuy nhiên, có những rủi ro nhất định rằng tác động tiêu cực mà dịch bệnh do coronavirus gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu có thể kéo theo và phơi bày hàng loạt vấn đề khác, như chênh lệch cán cân giữa các lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp yếu và quan hệ thương mại mỏng manh, thiếu gắn kết. Sự phục hồi chậm của nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ cản trở tăng trưởng GDP toàn cầu. Đáng lo ngại hơn chính là tình trạng suy thoái kinh tế đang diễn ra đối với nền kinh tế Mỹ.
"Nhưng lịch sử chỉ ra rằng nền kinh tế thế giới vẫn phục hồi nhanh chóng ngay cả sau những cú sốc nghiêm trọng. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang mong đợi sự phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm nay sau nửa nửa đầu năm khủng khiếp", - Oxford Economics bày tỏ tin tưởng.