Sau đại dịch coronavirus thế giới không còn như xưa…

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, lẽ ra sẽ ​​diễn ra vào ngày 6 tháng 4 tại Việt Nam, đã phải hoãn đến cuối tháng 6 do đại dịch coronavirus. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo tin này cho lãnh đạo các nước Đông Nam Á là thành viên Hiệp hội.
Sputnik

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã định tính châu Âu hiện là tâm điểm đại dịch, nhưng tình hình Đông Nam Á cũng căng thẳng và khu vực đang phải tập trung sức lực đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống dịch bệnh virus.

Việt Nam đề nghị hoãn họp Cấp cao ASEAN 36 vì dịch bệnh Covid-19

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống virus

Tại 8 trong số 10 nước ASEAN ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi cấp do coronavirus. Indonesia dẫn đầu với 19 người tử vong trong số 227 ca nhiễm bệnh và Philippines có 14 người tử vong trong số 187 ca bệnh. Ban hành chế độ cách ly, đo thân nhiệt ở lối vào các cơ quan tổ chức và trung tâm mua sắm, hạn chế ra nước ngoài và tiếp du khách ngoại quốc, hủy các chuyến bay và những sự kiện xã hội công khai tập trung đông người Điều gì dẫn đến bước ngoặt đầy kịch tính như vậy trong các công việc tầm thế giới đối với khu vực? Sputnik đã nêu câu hỏi này với chuyên gia Đông phương học, TSKH Lịch sử Viktor Sumsky lãnh đạo Trung tâm ASEAN của Học viện Quan hệ Quốc tế Matxcơva – MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga.

«Không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông»…

«Theo thông lệ đã thiết lập, hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức hai lần trong một năm, - ông Viktor Sumsky nhắc. - Trong hội nghị đầu tiên, các nhà lãnh đạo của «nhóm 10» thoả thuận với nhau về chương trình nghị sự trong 12 tháng tới, còn trong hội nghị lần thứ hai sẽ tổng hợp đánh giá kết quả công việc chung. Lần này, trong dự kiến kịch bản thuận lợi nhất, hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN sẽ không diễn ra trước giữa năm 2020».

Nhưng ai có thể đảm bảo rằng ít nhất thì những thời hạn này sẽ được tôn trọng, các thành viên ASEAN có thể đưa ra kế hoạch rõ ràng về phản ứng chung với những gì đang xảy ra bây giờ với họ và xung quanh? Mọi thứ cho thấy rằng sự bùng phát dịch bệnh coronavirus không chỉ gây thêm căng thẳng cho các cấu trúc Nhà nước-quốc gia, vốn đã có đủ những vấn đề bức thiết, mà còn củng cố sự mất mát ghi nhận trong nhịp độ xây dựng khu vực. Trên hết, có sự xói mòn của toàn cầu hóa, mà trong lớp vỏ đó các nước ASEAN từng tồn tại tiện lợi hơn và phát triển nhanh hơn nhiều nước khác đã mấy thập niên.

Covid-19: Nếu không có hệ thống chính trị như Việt Nam thì chưa chắc đã làm được

Thế giới, như chúng ta tiếp nhận nó từ cuối thế kỷ trước, đang mất đi những đường nét quen thuộc ngay trước mắt. Tuy nhiên, các lực lượng thể hiện mặt tối của toàn cầu hóa đang ráo riết phản đối sự thay đổi, và giai đoạn rời khỏi tình trang hiện nay hứa hẹn nhiều đau đớn. Ngay cả khi đại dịch thoái lui dần trong tương lai gần, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ không bắt đầu ở cùng vị thế mà các nước riêng lẻ cũng như khu vực và thế giới từng có hồi đầu năm 2020.

Soi vào thực tế Đông Nam Á, đặc biệt lo ngại đáng báo động là tình hình trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ mới gần đây còn định hướng tiếp nhận hàng triệu người, còn bây giờ dòng chảy du khách ngày càng yếu ớt. Lấy gì bù đắp cho những tháng làm việc giảm tải (hoặc thậm chí là ngừng hoạt động) của chủ sở hữu và nhân viên các công ty du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng và quán ăn, đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Liệu họ có thể phục hồi việc kinh doanh của mình và một lần nữa tìm thấy chỗ đứng trên thị trường? Các hãng hàng không có trở lại được khối lượng vận chuyển như trước đây? Chính phủ các nước Đông Nam Á áp dụng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiệt hại bởi sự bùng phát dịch bệnh coronavirus và các hạn chế liên quan - trong khả năng có thể, họ tạo điều kiện giảm nhẹ chế độ thuế, dành lối tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi v.v.

Đại dịch hiển lộ điểm yếu chính của các nước phương Tây
"Nhưng cũng chính bởi thế, gánh nặng các chi phí tương ứng dồn lên vai Nhà nước, trong khi khoản nợ tồn đọng của nhiều quốc gia ở Đông Nam Á vốn đã rất lớn. Theo nhãn quan của tôi, trong điều kiện như vậy, tái khởi động tiến trình phát triển như một nhiệm vụ cấp thiết, một giải pháp thành công, sẽ đòi hỏi lui bước khỏi công thức tự do mới trong chính sách kinh tế. Từ đây sẽ nảy sinh  câu hỏi, liệu giới tinh hoa quản lý các nước như chúng ta biết ngày nay đã sẵn sàng đến đâu cho tình huống này. Đối với cá nhân tôi, câu hỏi này chưa có giải đáp», - ông Viktor Sumsky cho biết.

Cách này hay cách khác, cả những người thực hành và nhà phân tích đều hữu ích để nhớ rằng không một chiến lược kinh tế nào lại luôn tốt như nhau cho mọi thời gian và bất kỳ địa điểm. Theo ý tưởng này, gửi gắm niềm tin mù quáng vào «bàn tay nhiệm mầu vô hình của thị trường», như thể mọi thứ đã nghiễm nhiên được đặt đúng vị trí của nó, sẽ là điều tồi tệ nhất khi tiếp nhận thực trạng biến đổi sâu sắc mà các nước ASEAN, cũng như Nga và toàn thế giới nói chung, đang phải trải qua ngày hôm nay, - chuyên gia Viktor Sumsky kết luận.

Thảo luận